01:26 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mở rộng sản xuất nông nghiệp theo mô hình VietGap

Thứ sáu - 04/12/2015 09:44
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội nghị mở rộng Ban chỉ đạo áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) nhằm tìm giải pháp mở rộng mô hình sản xuất VietGAP trên cả nước.
Lãnh đạo TP. HCM tham quan các sản phẩm nông nghiệp an toàn trưng bày tại Hội chợ nông nghiệp công nghệ cao. (Ảnh: Thu Hòa)

Tỷ lệ rau an toàn còn thấp

 

 

Hiện một số tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất an toàn tập trung như sản xuất Thanh Long ở Bình Thuận, vải thiều ở Bắc Giang, chè ở Phú Thọ… Ngoài ra, còn một số mô hình sản xuất rau, quả, chè, lúa gạo theo tiêu chuẩn hữu cơ, trong đó có mô hình được chứng nhận theo hệ thống PGS tại Hà Nội, Hòa Bình,… Một số cơ sở sản xuất đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu, tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ (sản phẩm rau, chè tại Lâm Đồng; chè tại Lào Cai).

 
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, đến năm 2015, cả nước có tổng diện tích canh tác rau khoảng 881,2 nghìn ha, sản lượng đạt 15 triệu tấn rau các loại. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 4%/năm. Một số tỉnh, thành phố như Lâm Đồng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nội, TP. HCM đã hình thành các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, đem lại thu nhập cao cho người sản xuất. Tuy nhiên, theo ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt, diện tích rau an toàn, rau VietGAP hiện mới đạt khoảng 10% tổng diện tích canh tác rau cả nước. Do đó, người tiêu dùng vẫn phải sử dụng các loại rau chưa đạt chất lượng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, hiện 52 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương đã cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 651 cơ sở sản xuất, sơ chế rau với diện tích khoảng 7.212 ha. Có khoảng 1.530 cơ sở sản xuất theo các tiêu chuẩn GAP với diện tích khoảng 12.687 ha, 762 cơ sở sản xuất, sơ chế theo VietGAP (đang còn hiệu lực) với diện tích là 3.146 ha. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có số cơ sở sản xuất, sơ chế rau được chứng nhận VietGAP nhiều nhất cả nước với 175 cơ sở, diện tích 1.318 ha.

Các đại biểu tham dự hội nghị đánh giá, sản xuất rau an toàn trong những năm qua đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể. Người tiêu dùng đã chú trọng đến việc sử dụng các sản phẩm an toàn, có nguồn gốc, trong đó có rau VietGAP. Người sản xuất cũng đã ý thức phải sản xuất ra các sản phẩm an toàn như VietGAP mới bán ra được thị trường. Tuy nhiên, việc sản xuất rau an toàn còn nhiều khó khăn như quy mô sản xuất rau còn nhỏ lẻ, manh mún nên khó kiểm soát an toàn thực phẩm. Công nghệ bảo quản rau còn thiếu, tỷ lệ hao hụt lớn, thời gian bảo quản ngắn, cơ sở chế biến rau còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hóa. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển sản xuất rau an toàn, rau VietGAP, tuy nhiên còn phân tán ở nhiều văn bản khác nhau, các chính sách chưa đồng bộ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đã gây rất nhiều khó khăn cho việc triển khai tại các địa phương và rất khó để người sản xuất tiếp cận để hưởng các chính sách đó. Thời gian tồn tại của một chính sách không dài (khoảng từ 3-5 năm), trong khi trình tự xây dựng văn bản hướng dẫn từ Trung ương đến địa phương mất rất nhiều thời gian, qua nhiều bước và phải tổng hợp rất nhiều văn bản nên nhiều khi chưa kịp hướng dẫn triển khai thì chính sách đã thay đổi.

Theo Sở Nông  nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hệ thống chứng nhận chất lượng rau an toàn như VietGAP chỉ thích  hợp với quy mô sản xuất lớn, với các tiêu chí kỹ thuật phức tạp, chi phí áp dụng cao nên nông dân sản xuất quy mô nhỏ khó tiếp cận. Đáng chú ý là số hoạt chất và tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật không ngừng tăng lên, các công ty kinh doanh và cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật liên tục quảng cáo với chính sách khuyến mãi hấp dẫn cùng với sự diễn biến phức tạp của sâu bệnh khiến nông dân khó khăn trong lựa chọn đúng thuốc bảo vệ thực vật. Ông Đào Duy Tâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho rằng, hiện nay, người tiêu dùng chỉ phân biệt được rau an toàn khi có tem nhãn nhận diện của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, có rất ít doanh nghiệp tham gia vào sản xuất rau an toàn do lợi nhuận thấp, rủi ro cao, bởi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, rau dễ thối hỏng, hư hao…

Ông Nguyễn Văn Đức Tiến, Trưởng phòng Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM cho biết, do chưa có sự khác biệt giữa giá bán rau thường và rau VietGAP đã gây ảnh hưởng đến tiêu thụ và không khuyến khích người sản xuất theo VietGAP. Tiêu chí phát triển VietGAP chưa phù hợp với yêu cầu tiêu thụ nội địa (chưa là tiêu chí bắt buộc nên người tiêu dùng chỉ quan tâm đến tiêu chí rau an toàn) nên rau VietGAP phát triển không bền vững. Bên cạnh đó, một số nông dân có nhu cầu chứng nhận rau VietGAP nhưng nằm ngoài vùng quy hoạch rau an toàn.  Còn đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho rằng, xây dựng chuỗi an toàn thực phẩm tốn nhiều thời gian, nhân lực và kinh phí, trong lúc nhân lực của địa phương có hạn nên hạn chế trong hỗ trợ nhân rộng trong thời gian tới.

Cần giải pháp đồng bộ

Để mở rộng diện tích rau an toàn, rau VietGAP, theo ông Phạm Văn Dư, cần tổ chức sản xuất rau an toàn theo chuỗi, gắn kết trách nhiệm của người sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời nâng cao vai trò của hợp tác xã trong việc tổ chức sản xuất và kết nối thị trường tiêu thụ, nhân rộng các mô hình hợp tác xã hoạt động theo chuỗi, có hiệu quả. Việc tích tụ ruộng đất cũng cần được đẩy nhanh, gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, xây dựng cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa và công nghệ cao trong sản xuất, chế biến nhằm nâng cao giá trị sản xuất. Cùng với đó, hệ thống phân phối sản phẩm nông sản an toàn cần được tổ chức lại một cách đồng bộ, có hiệu quả nhằm giảm các chi phí trung gian, giảm giá thành sản phẩm khi tới tay người tiêu dùng. Phát triển mạng lưới tiêu thụ rau an toàn với nhiều kênh phân phối đa dạng (qua siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ) gắn với chứng nhận theo GAP phải có bao bì nhãn mác, đóng gói theo quy định và địa chỉ rõ ràng theo thương hiệu của nhà sản xuất với giá cả hợp lý để giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm an toàn.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho rằng, để có sản phẩm rau an toàn cần thiết phải nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc dùng rau an toàn, đồng thời thanh tra, kiểm soát chặt quá trình sản xuất rau an toàn và giải quyết triệt để dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ông Doanh cho biết, Bộ đang rà soát lại toàn bộ quy định về chứng nhận rau VietGAP và rau an toàn. Đồng thời, tổ chức lại sản xuất, gom các hộ nông dân vào tổ hợp, hợp tác xã để vừa dễ quản lý, vừa kết nối được doanh nghiệp tiêu thụ, đảm bảo đầu ra cho nông dân. Từ đó giúp ổn định và mở rộng diện tích trồng rau VietGAP, rau an toàn, vừa nâng cao thu nhập cho người trồng và cũng tạo lòng tin với người tiêu dùng.

Theo Hải Quan


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 279


Hôm nayHôm nay : 35466

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 408293

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73455264