04:34 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mở tài khoản, chỉ cần ngồi nhà nhận tiền giữ rừng

Thứ hai - 25/11/2019 10:13
Nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường tính minh bạch, thực hiện chủ trương của Bộ NNPTNT, nhiều địa phương đã tích cực triển khai trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) qua tài khoản ngân hàng.

Ở nhà, đợi thông báo nhận tiền qua điện thoại

Yên Bái là 1 trong 44 tỉnh của cả nước thực hiện chính sách chi trả DVMTR, toàn tỉnh hiện có hơn 14.000 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Hàng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh chi trả cho trên 20.000ha rừng.

Tổng số tiền chi trả năm 2019 cho diện tích rừng cung ứng DVMTR năm 2018 là trên 10 tỷ đồng. Số tiền này nếu chia cho hàng nghìn chủ rừng bằng tiền mặt sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, sự rủi ro cao và thiếu tính minh bạch.

 mo tai khoan, chi can ngoi nha nhan tien giu rung hinh anh 1

 Người dân đến làm thủ tục đăng ký tài khoản, nhận tiền dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: K.N

Các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, nhóm hộ được giao rừng đã mở hơn 44.000 tài khoản ngân hàng, giao dịch thanh toán điện tử gần 160 tỷ đồng; hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, nhóm hộ được khoán quản lý - bảo vệ rừng đã mở 8.730 tài khoản ngân hàng, giao dịch thanh toán điện tử hơn 144 tỷ đồng.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ NNPTNT về việc tiến hành thí điểm trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng, giao dịch thanh toán điện tử, năm 2018, Yên Bái là 1 trong 4 tỉnh áp dụng đầu tiên hình thức này với sự hỗ trợ của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ).

Để làm được việc này, Quỹ Bảo vệ phát triển rừng tỉnh Yên Bái đã triển khai mở tài khoản cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trên địa bàn. Theo đó, đã có 1.000 tài khoản được mở với gần 9.000 hộ, đạt 61% số hộ được cung ứng tiền DVMTR. Thay vì nhận tiền mặt, giờ đây, các chủ rừng có thể yên tâm nhận thông tin chuyển tiền qua điện thoại.

Ngay sau khi có tài khoản, toàn bộ số tiền DVMTR năm 2018 được Quỹ Bảo vệ phát triển rừng Yên Bái chi trả cho chủ rừng bằng hình thức không dùng tiền mặt.

Tỉnh Gia Lai cũng đang tích cực xúc tiến việc lập tài khoản cho người dân, chủ rừng để chi trả tiền DVMTR. Hiện trên địa bàn tỉnh có 39 chủ rừng là tổ chức nhà nước, 21 chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn, 101 UBND xã. Số tiền chi trả theo kế hoạch năm 2019 cho bên cung ứng DVMTR là 116,7 tỷ đồng.

Riêng kinh phí chi trả cho 101 UBND xã và 21 cộng đồng dân cư thôn là 19 tỷ đồng, trong đó có 29 xã có hợp đồng bảo vệ rừng với dân và 21 chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn được chi trả gần 12 tỷ đồng. Ngoài tiền DVMTR xã chi trả cho dân 12 tỷ đồng còn có tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ thông qua xã là 12 tỷ đồng. Như vậy, cả 2 nguồn chi cho dân khoảng 24 tỷ đồng với 4.480 hộ dân được hưởng.

Tại Hà Giang, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh cũng đã phối hợp với Viettel Hà Giang triển khai thí điểm chi trả tiền DVMTR qua ứng dụng ViettelPay tại thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường (TP.Hà Giang). Đây là địa phương đầu tiên trong tỉnh thực hiện chi trả tiền DVMTR qua ứng dụng này.

Để nhận được tiền, chủ rừng chỉ cần tạo tài khoản thông qua số điện thoại. Thủ tục để tạo tài khoản đối với chủ rừng là hộ nhận khoán rừng chỉ cần có điện thoại, chứng minh thư nhân dân và quyết định giao đất, giao rừng của chủ rừng. Khi tiền được chuyển đến tài khoản, ngay lập tức, chủ rừng nhận được tin nhắn thông báo trên điện thoại số tiền nhận được. Nếu muốn rút tiền mặt, chủ rừng có thể đến đại lý ủy quyền của Viettel nơi gần nhất làm thủ tục nhận tiền hoặc sử dụng thanh toán trực tuyến, chuyển khoản. Đến nay, thôn Bản Tùy đã có 68 hộ được nhận tiền DVMTR thông qua hình thức này.

1.342 chủ rừng hưởng lợi

Thực tế, tiền DVMTR trả cho chủ rừng là tổ chức đã được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các tỉnh, thành thực hiện qua tài khoản ngân hàng nhưng việc trả tiền DVMTR cho chủ rừng là hộ dân, cá nhân, công động dân cư vẫn được trả trực tiếp bằng tiền mặt nên mất nhiều thời gian.

Để khắc phục tình trạng này, ngày 26/9/2018, Bộ NNPTNT đã ban hành Văn bản số 7491 đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tiến hành chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng hoặc qua giao dịch thanh toán điện tử cho chủ rừng và gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng để tiết kiệm chi phí, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả và an toàn.

Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, tính đến ngày 28/7 cả nước có 1.342 chủ rừng được hưởng tiền DVMTR với số tiền đã giải ngân gần 2.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Toàn bộ số tiền chi trả DVMTR đều qua tài khoản ngân hàng (chiếm 100%). Trong đó, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, nhóm hộ được giao rừng đã mở hơn 44.000 tài khoản ngân hàng, giao dịch thanh toán điện tử gần 160 tỷ đồng; hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, nhóm hộ được khoán quản lý - bảo vệ rừng đã mở 8.730 tài khoản ngân hàng, giao dịch thanh toán điện tử hơn 144 tỷ đồng.

Ông Đinh Xuân Lượng - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hà Giang, cho biết: “Việc chi trả DVMTR qua ứng dụng ViettelPay đem lại rất nhiều tiện ích, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại; đảm bảo tính công khai, minh bạch; thuận tiện trong công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành. Thời gian tới, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh sẽ tiếp tục triển khai đến các huyện, phấn đấu đến năm 2020 sẽ triển khai đến 11/11 huyện, thành phố toàn tỉnh, tập trung chính ở những vùng trung tâm xã, trung tâm huyện, nơi người dân có điều kiện tiếp xúc với điện thoại thông minh cũng như các dịch vụ thanh toán điện tử khác”.

Đồng quan điểm, ông Tô Xuân Quý - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái cho biết: "Việc thí điểm thực hiện chi trả tiền DVMTR qua tài khoản đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cho thấy tiết kiệm chi phí, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả và an toàn hơn so với chi trả bằng tiền mặt. Các chủ rừng khi nhận thấy lợi ích của chi trả tiền DVMTR qua hệ thống ngân hàng và dịch vụ thanh toán điện tử ViettelPay đều tán thành, ủng hộ”.

Theo ông Nguyễn Quốc Trị - Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, trong năm 2019 và thời gian tới, hệ thống Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng phải bảo đảm tăng thu, chi đúng, chi đủ, chi kịp thời, chi an toàn trong quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Đôn đốc các địa phương triển khai ngay việc thu tiền DVMTR từ các loại hình dịch vụ mới, đồng thời tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về thí điểm chi trả DVMTR đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; thống nhất thanh toán tiền DVMTR không bằng tiền mặt đối với các loại chủ rừng.

Làm thế nào để được nhận tiền qua tài khoản?
Theo hướng dẫn của Tổng cục Lâm nghiệp, chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân khi tạo tài khoản cá nhân chỉ cần cung cấp số điện thoại, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước cho dịch vụ Viettel. Đối với chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ khi mở tài khoản chung phải có biên bản họp bầu người đại diện (3 người đại diện đồng chủ sở hữu); đồng thời, cung cấp số điện thoại và chứng minh nhân dân của mỗi người.
Khi có tiền DVMTR về tài khoản, dịch vụ thanh toán điện tử Viettel Pay sẽ thông báo bằng tin nhắn đến điện thoại đã được đăng ký của các chủ rừng số tiền được nhận.
Theo Khánh Nguyên/ Dân Việt
http://danviet.vn/nha-nong/mo-tai-khoan-chi-can-ngoi-nha-nhan-tien-giu-rung-1035116.html
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 252


Hôm nayHôm nay : 37211

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 802774

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71030089