06:57 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mỗi ha ớt ngọt ở Đà Lạt có giá trị bằng một chiếc Camry đời mới

Thứ tư - 26/04/2017 21:06
Tích cực luân canh sản xuất các loại rau VietGAP trong nhà kính và ngoài trời, vùng nông nghiệp Trại Mát vừa chạm mức giá trị thu nhập 350 triệu đồng/ha/năm, cao hơn 120 triệu đồng/ha/năm so với giá trị thu nhập bình quân toàn thành phố Đà Lạt. Thậm chí, có nơi còn thu tới 700-800 triệu đồng/ha ớt ngọt (tương đương giá trị một chiếc xe Camry đời mới)

moi ha ot ngot o da lat co gia tri bang mot chiec camry doi moi hinh anh 1

Những thửa vườn atiso sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ở Trại Mát đạt lợi nhuận 350 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: V.Việt

Trồng ớt ngọt lãi 700-800 triệu đồng/ha

Gần cuối tháng 4.2017, ông Hoàng Bá Bình, Chủ tịch Hội Nông dân Phường 11, Đà Lạt đưa tôi tham quan cánh đồng trồng atiso theo hướng VietGAP. Đang vào thời điểm cuối mùa thu hoạch, giá bông atiso tươi bán ra từ 30.000 đồng đến 35.000 đồng/kg, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Ước sản lượng bình quân trên mỗi ha trồng atiso đạt chuẩn VietGAP khoảng 1,5 tấn bông tươi. Hạch toán trong một vụ mùa 9 tháng, cây atiso VietGAP ở Phường 11 (thường gọi chung là vùng Trại Mát, Đà Lạt) thu hoạch toàn bộ sản phẩm bông, lá, thân, gốc, rễ với tổng thu nhập khoảng 500 triệu đồng/ha. Trừ tất cả chi phí thì lợi nhuận thu về khoảng 350 triệu đồng/ha. 

Đến nay, với tổng số 45ha chuyên canh atiso (tăng 5 ha so với cùng kỳ năm ngoái), vùng nông nghiệp Trại Mát đã tập trung đầu tư sản xuất theo hướng VietGAP khoảng 10 ha theo hình thức Tổ Hợp tác liên kết tiêu thụ ổn định với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Còn lại diện tích 35 ha sản xuất 2 giống atiso trắng dùng ăn tươi như rau xanh và atiso tím phơi khô cất trữ lâu dài bán trực tiếp cho các đầu mối thu mua ở địa phương theo giá cạnh tranh, hoặc cung cấp các nhà máy chế biến sản phẩm dược liệu trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng.

Những sản phẩm rau chủ lực chất lượng cao được nông dân Trại Mát tiếp tục đầu tư thâm canh như: ớt ngọt, lơ xanh, các loại cà chua đen, socola, picota, xà lách, bắp sú, cải thảo, bó xôi, tần ô…

Trong đó, các loại rau xà lách, bó xôi, tần ô nhà kính mỗi năm sản xuất 8 lứa; ớt ngọt trồng 90 ngày, thu hoạch liên tục đến 12 tháng, luân canh với xà lách, sú tím, lơ xanh, cà chua, hoặc luân canh với nhiều giống hoa cắt cành khác. Nhờ sản xuất tuân thủ theo quy trình VietGAP, nên phần lớn sản lượng các loại rau ở vùng Trại Mát tiêu thụ khá nhanh đến hệ thống siêu thị từ thành phố Hồ Chí Minh đến Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng và ra tận Hà Nội. Kết quả trong một năm vừa qua, nông dân vùng nông nghiệp Trại Mát (Phường 11, Đà Lạt) thu về lợi nhuận bình quân 450 - 500 triệu đồng/ha rau nhà kính, cá biệt có diện tích trồng ớt ngọt đạt lãi từ 700 - 800 triệu đồng/ha.    

Thêm nhiều hình thức liên kết ổn định đầu ra

Vùng nông nghiệp Trại Mát hiện có khoảng 20 vựa rau, hoa cho nông dân lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm thu hoạch. Bên cạnh đó, nông dân Trại Mát ngày càng mở rộng thêm các kênh tiêu thụ theo hợp đồng ổn định từng thời vụ hoặc từng năm đến hệ thống siêu thị và chợ đầu mối trong nước. “Như Tổ Hợp tác Trần Dờ với 7 thành viên sản xuất theo hợp đồng liên kết 4 ha rau VietGAP trong nhà kính từ năm 2015 đến nay, hàng ngày cung cấp cho thị trường trong nước cả tấn sản phẩm thu hoạch… Đặc biệt, 7 hộ thành viên ở đây đều đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp thành phố Đà Lạt”, Chủ tịch Hội Nông dân Phường 11, Đà Lạt, ông Hoàng Bá Bình dẫn chứng. 

Đáng nói trong năm qua, thông qua chiếc cầu nối của mình, Hội Nông dân Phường 11, Đà Lạt đã tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nhiều nguồn vốn vay phát triển sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên từng đơn vị diện tích đất. Điển hình như nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân 6 tỷ đồng cho hơn 330 hộ nông dân vay thời hạn từ 3 - 5 năm; Quỹ Hỗ trợ nông dân vừa giải ngân 100 triệu đồng/400 triệu đồng phân bổ cho vay 15 hộ; giải quyết vay tín chấp cho 20 hộ, mỗi hộ vay 50 triệu đồng đầu tư bổ sung vật tư thiết bị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao…

Mục tiêu từ nay đến cuối năm 2017, Phó Chủ tịch UBND Phường 11, Đà Lạt, Nguyễn Tiến Trung cho biết: “Địa phương chúng tôi tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn vay ưu đãi để tạo điều kiện nông dân chuyển đổi mới từ 15-20 ha diện tích trồng rau, hoa ngoài trời kém hiệu quả sang trồng trong nhà kính công nghệ cao. Đồng thời triển khai các cơ chế khuyến khích thành lập mới các mô hình liên kết hợp tác sản xuất rau, hoa công nghệ cao theo hướng ngày càng nâng cao chuỗi giá trị gia tăng…”.      

Tính đến thời điểm tháng 4/2017, cộng chung diện tích atiso theo hướng VietGAP với diện tích rau phủ màng ni lông, tưới tự động ngoài trời, hoặc luân canh cùng các loại hoa trong nhà kính, vùng nông nghiệp Trại Mát đạt tổng diện tích nông nghiệp công nghệ cao khoảng 370 ha, tăng 25 ha so với cùng kỳ. 

Tác giả bài viết: Văn Việt (Báo Lâm Đồng)

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: giá trị

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 229


Hôm nayHôm nay : 98729

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 808843

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73855814