18:17 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mỗi làng một sản phẩm (OCOP)- "đặc sản" của Quảng Ninh

Thứ năm - 02/03/2017 10:03
Sáng 2.3 tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh), Bộ NNPTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị “Phát triển Mỗi xã một sản phẩm trong xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp”.

Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Nguyễn Xuân Cường, cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, đại biểu 54 tỉnh, thành phố và đại biểu một số tổ chức quốc tế.

Khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị định 66 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, cả nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển ngành nghề. Trong tiến trình đó, Quảng Ninh là địa phương nằm trong top đầu cả nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đi đầu trong xây dựng và triển khai chương trình OCOP (Mỗi xã, phường một sản phẩm), mở ra một triển vọng phát triển nông nghiệp, nông thôn.

 moi lang mot san pham (ocop)- 'dac san' cua quang ninh hinh anh 1

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Chia sẻ kinh nghiệm của Quảng Ninh trong thực hiện Đề án Mỗi xã, phường một sản phẩm OCOP, ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã nêu những lợi thế của địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp, cách tiếp cận chương trình OCOP cũng như phương thức triển khai. Sau ba năm thực hiện chương trình OCOP, Quảng Ninh đã thu hút 180 doanh nghiệp tham gia, thực hiện 103 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm OCOP. Đến nay đã có 210 sản phẩm đăng ký tham gia OCOP, trong đó đã đánh giá và phân hạng 121 sản phẩm, kết quả có 99 sản phẩm đạt tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao; Cấp Giấy chứng nhận cho 39 sản phẩm, đang tập trung hoàn thiện các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, y tế đối với 60 sản phẩm OCOP còn lại. Doanh số bán hàng OCOP trong ba năm của các tổ chức kinh tế, cơ sở hộ sản xuất đạt hơn 672 tỷ đồng.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao những nỗ lực cố gắng của ngành nông nghiệp; sự phối hợp của các Bộ, ngành trong chỉ đạo thực hiện chủ trương của Chính phủ và sự vào cuộc của các địa phương để thực hiện chương trình phát triển kinh tế ngành, nghề nông thôn mà trong đó mô hình “mỗi làng một sản phẩm” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khởi xướng. Phó Thủ tướng biểu dương tỉnh Quảng Ninh đã đi đầu trong việc triển khai mô hình “mỗi xã, phường một sản phẩm” và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng lưu ý: Việc triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (trong đó có phong trào “Mỗi xã một sản phẩm”) ở các địa phương chưa gắn liền với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Các điều kiện để phát triển ổn định chưa đảm bảo; Thị trường tiêu thụ sản phẩm, khả năng xúc tiến thương mại của làng nghề còn yếu. Các sản phẩm ngành nghề nông thôn gắn với du lịch còn ít, chỉ tập trung ở một số làng nghề truyền thống; Việc phát triển làng nghề còn tản mạn, thiếu sự quản lý tập trung, chưa thu hút được nguồn lực xã hội để phát triển làng nghề.

 moi lang mot san pham (ocop)- 'dac san' cua quang ninh hinh anh 2

Quang cảnh Hội nghị.

Phó Thủ tướng đề nghị: Căn cứ vào các quy hoạch tổng thể của ngành; từng địa phương tiến hành rà soát quy hoạch, cơ cấu sản xuất, xác định lựa chọn những sản phẩm có lợi thế, có thị trường, rà soát quy hoạch phát triển ngành nghề và nhóm các sản phẩm đặc sản của địa phương trên cơ sở phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Có cơ chế, chính sách thích hợp và đủ mạnh để thực sự khuyến khích việc ứng dụng khoa học - công nghệ, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành nghề nông thôn; có chính sách cụ thể đối với các sản phẩm đặc thù, sản phẩm có thế mạnh vùng, miền…

Huy động các nguồn lực theo hướng xã hội hóa để phát triển ngành nghề nông thôn; coi người dân là chủ thể; lấy doanh nghiệp HTX làm động lực; Nhà nước có vai trò hỗ trợ cho người dân thông qua cơ chế, chính sách để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, nhất là việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu; Tiếp tục hỗ trợ mở các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động tại làng nghề; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cho đội ngũ nghệ nhân; Đặc biệt phải ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đáp ứng được những yêu cầu của thị trường.

Tác giả bài viết: Nguyễn Quý

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 465

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 463


Hôm nayHôm nay : 50496

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 726302

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70953617