Người dân xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM tham gia xây dựng NTM.
Theo Bộ NN-PTNT, trong ba năm qua, ĐBSCL đã huy động khoảng 121.340 tỉ đồng để xây dựng NTM. Trong đó, vốn ngân sách là 31,2%, vốn tín dụng chiếm 47,3%, doanh nghiệp chiếm 4,3%, vốn từ cộng đồng dân cư chiếm 17,2%. Đến cuối năm 2013, bình quân các xã khu vực ĐBSCL đã đạt 9,23 tiêu chí, tăng 3,19 tiêu chí so với năm 2011 (bình quân cả nước đạt 8,36 tiêu chí, tăng ba tiêu chí), xóa được xã “trắng” về đạt tiêu chí NTM.
Tuy nhiên, đến nay còn 62 xã đạt dưới năm tiêu chí, trong đó tập trung ở các tỉnh Tiền Giang (39 xã); Bến Tre (bảy xã); Cà Mau (10 xã)… đòi hỏi phải có sự nỗ lực cao hơn nữa của chính quyền và người dân địa phương. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí ở một số địa phương còn chưa được coi trọng, mang tính hình thức, chạy theo phong trào.
Tại hội nghị, ông Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, cố vấn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cho rằng: việc khơi dậy nguồn lực trong dân là một điểm sáng của vùng ĐBSCL. Xây dựng NTM cần tập trung vào chăm lo cải thiện đời sống cho người dân. “Khi cuộc sống bà con khá hơn, sự vận động cho các tiêu chí còn lại cũng dễ dàng hơn. Phải lấy nâng cao thu nhập với việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân làm mục đích cơ bản của NTM. Người dân khi đã có thu nhập cao, có cuộc sống hạnh phúc, sẽ làm được nhiều tiêu chí khác chứ không phải chỉ 19 tiêu chí như hiện nay”.
Ông Nguyễn Thanh Nguyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An nhấn mạnh: “Cái khó nhất trong quá trình xây dựng NTM là vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng. Theo tính toán, bình quân mỗi xã cần có mức đầu tư khoảng 300 tỉ để đạt được 19 tiêu chí xã NTM, nguồn vốn “rót” dàn đều một tỉ/xã hiện nay là quá ít”
Hiền Dung
Nguồn phunnuonline.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn