04:35 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Một cách tiếp cận cụ thể trong xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 10/03/2015 21:57
(Chinhphu.vn) – GS Võ Tòng Xuân (Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ), người nặng lòng với nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có bài viết, trong đó, ông nêu một cách tiếp cận cụ thể với chương trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.

 

GS Võ Tòng Xuân

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết chương trình xây dựng nông thôn mới (CTMTQGXDNTM) ngày 22/1/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu mọi thành phần tham gia Chương trình phải nỗ lực tập trung thực hiện xây dựng NTM một cách bền vững.

Thách thức cho chặng đường phía trước

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí, bao trùm hầu hết các hoạt động nhằm phát triển toàn diện khu vực nông thôn.

Tại Hội nghị nói trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận xét: Nếu các địa phương làm được như vậy thì Chính phủ cho rằng địa phương ấy đồng thời thực hiện được nội dung cụ thể trong tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp tiến đến CNH-HĐH nông nghiệp trong một NTM tiến bộ hơn, công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển bền vững trên địa bàn nông thôn.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện từ 4 năm nay (từ 2010), theo ý kiến nhiều đại biểu, chương trình đã gặp rất nhiều khó khăn; kết quả xây dựng NTM chưa đồng đều, còn khoảng cách lớn giữa các địa phương và vùng miền.

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu mọi thành phần tham gia Chương trình (từ Trung ương đến địa phương) phải nỗ lực tập trung thực hiện xây dựng NTM một cách bền vững.

Rõ ràng đây là một thách thức lớn, mặc dù đã có một số kiến nghị của các bộ, ngành, nhất là Bộ NN&PTNT, về việc cần bổ sung hoặc điều chỉnh nhiều tiêu chí cho phù hợp vùng/miền cũng như điều kiện cơ bản khởi đầu không đồng đều giữa các địa phương.

Chúng tôi nghĩ rằng đây là thời điểm mà Chính phủ và Ban Chỉ đạo CTMT XDNTM cần rà soát lại các mục tiêu đến đích của từng xã NTM và cách tiếp cận của từng xã để thực hiện mục tiêu đó căn cứ trên những khám phá mới trong khoa học bền vững.

Lấy môi trường bền vững làm kim chỉ nam

Lịch sử hình thành của các nước phát triển cho thấy một đất nước trong đó phần lớn dân chúng phải trông nhờ vào nông nghiệp để sinh sống  thì từ thuở ban sơ, con người đã dựa vào quy hoạch khai thác tài nguyên thiên nhiên để sống.

Khi  văn minh hơn, con người biết sản xuất một cách tự túc, sau đó tiến lên giai đoạn sản xuất thặng dư.  Vì sản xuất thặng dư tỏ ra không ổn định nên con người phải cạnh tranh để phát triển nông nghiệp, phải cần đến khả năng quản lý hài hòa, ứng dụng KHCN tiên tiến và khoa học xã hội hiệu quả trong môi trường thích hợp nhất mới có thể tiến tới phồn vinh.

Cách xây dựng nông thôn của nước ta trong 40 năm qua (1975) và kể cả khi có CT XDNTM từ năm 2010, đã bộc lộ tính không bền vững, biểu hiện ở tình trạng “trúng mùa rớt giá’ xảy ra hằng năm, “trồng rồi chặt” và vẫn còn nghèo đói trong những vùng nông thôn, rồi nguy cơ do biến đổi khí hậu, tài nguyên môi trường bị xói mòn và ô nhiễm.

Trong khi đó, các nhà khoa học quốc tế cũng đang bàn thảo giải pháp đối với những thách thức của nông nghiệp hiện tại, nhất là những “đánh đổi” giữa các mục tiêu phát triển (như an ninh lương thực, phát triển kinh tế) và duy trì sự bền vững của môi trường. 

Vào năm 2010, một nhóm 24 nhà khoa học đa ngành quốc tế do GS Jeffrey D. Sachs, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Trái đất của Đại học Columbia (Hoa Kỳ) đề xuất thành lập một mạng lưới toàn cầu về theo dõi đánh giá toàn cảnh đơn vị nông thôn (Landscapes - tương đương địa bàn nông thôn mới của ta) nhằm cung cấp dữ liệu khoa học để so sánh một cách định lượng những phí tổn và lợi ích của những kiểu sản xuất nông nghiệp căn cứ trên những kết quả khác nhau theo không gian và thời gian.

Những phân tích như vậy sẽ giúp người ta phục hồi, mở rộng hoặc đưa những cải tiến tốt hơn phù hợp với đơn vị NTM đó.

GS Sachs cho rằng chúng ta sớm định lượng được cơ hội trong những hệ thống nông nghiệp đa năng thì sẽ nhanh chóng đạt đến một hệ thống nông nghiệp toàn cầu bền vững hơn.

Theo cách tiếp cận mới này, người ta phân tích từ cấp vùng khu vực/quốc tế xuống đến cấp toàn cảnh đơn vị nông thôn và sau cùng làđơn vị nông trại của hộ gia đình.

Sự thành công của cấp đơn vị nông trại phải thấy được trên cấp toàn cảnh đơn vị nông thôn đặc thù của một cấp vùng. Vì nông nghiệp/nông dân là chủ thể chính của nông thôn, nên làm cho nông nghiệp bền vững tùy thuộc vào ảnh hưởng của hệ thống canh tác có thể sản xuất được trong đơn vị nông thôn đó.

Thông thường, những chiến lược nông nghiệp được đánh giá theo một số ít tiêu chí như tiền lời hoặc năng suất. Nhưng theo cách tiếp cận mới, sự đánh giá các hệ thống nông nghiệp phải được đo theo các tiêu chí chủ yếu sau đây: Bền vững môi trường, an ninh lương thực (lượng và chất lương thực mà con người thu nhận được); sức khỏe mọi người dân,  phúc lợi kinh tế-xã hội.

Không nên làm theo cách “rập khuôn”

Việc xây dựng NTM tại nước ta cần phải thực hiện từ cơ sở toàn cảnh đơn vị nông thôn đặc thù của vùng lãnh thổ đặc thù trong nước. Như thế chúng ta không nên tiếp tục làm theo cách “rập khuôn”, nghĩa là "anh có gì thì tôi cũng phải có nấy".

Tuy nhiên cần chú ý mấy yếu tố sau: Sự lồng ghép của nhiều chương trình, dự án là rất cần thiết, các ban ngành không nên làm riêng lẻ vì không hiệu quả, gây lãng phí.

Ở các vùng nông thôn nghèo, Nhà nước nên "khoan thư sức dân" vì nguồn lực từ cộng đồng rất khó huy động khi người dân nông thôn còn nghèo.

Với kinh phí ít, địa phương phải biết xếp hạng ưu tiên tiêu chí để thực hiện, vì tiêu chí nào khi đạt được sẽ kéo thêm nhiều tiêu chí khác.

Quy hoạch trên cơ sở khoa học và cơ hội thị trường nội địa/quốc tế nhằm tạo điều kiện cho nông dân làm nông nghiệp giỏi sớm có thu nhập cao. Từ đó họ có sức mua mạnh, tự họ làm tăng ngân sách địa phương một cách bền vững để có tiền thực hiện các tiêu chí khác.

Không phó mặc cho người dân nông thôn “tự bơi” trong biển cả khó khăn mà vai trò của Nhà nước là cần đầu tư nhân lực, tài lực để chấm dứt tình trạng giáo dục, y tế kém phát triển và nghèo vì không có thị trường cho sản phẩm.

Khắc phục hiện trạng nghèo ở các đơn vị nông thôn

Toàn cảnh cái nghèo ở mỗi đơn vị nông thôn hình thành từ 3 chủ thể chính: Do bản thân người nông dân chưa hoàn toàn đổi mới; do thiếu vắng những nhà doanh nghiệp có đầu óc kinh doanh, và do Nhà nước địa phương quản lý chưa hiệu quả trong khung chính sách còn thiếu sự khuyến khích.

Do đó, môi trường xây dựng NTM cần biện pháp thích hợp đối với 3 chủ thể này.

Đối với nhà nông: Nhà nước và nhà doanh nghiệp (có đầu ra) phải giúp nông dân đạt thu nhập cao ổn định bằng cách sản xuất trên qui mô lớn theo mô hình hợp tác xã (hàng hóa đồng đều về chất lượng và mẫu mã; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; có năng lực cạnh tranh mạnh, bảo đảm chất lượng sản phẩm tốt để doanh nghiệp có thương hiệu mạnh).

Nhà doanh nghiệp cần có thị trường đầu ra ổn định; có vùng nguyên liệu; có đủ kho chứa (nhất là kho chứa lúa, có máy sấy lúa đúng tiêu chuẩn); có thương hiệu trong xuất khẩu.

Biện pháp từ Nhà nước, trong  XDNTM, cần căn cứ Nghị quyết 26 ngày 5/8/2008 của Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có chính sách liên kết nông dân (hợp tác xã nông nghiệp) và doanh nghiệp (vật tư đầu vào, chế biến nông sản thành hàng hóa có thương hiệu mạnh, lưu thông thị trường trong và ngoài nước).
Theo: baodientu.chinhphu.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 305

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 302


Hôm nayHôm nay : 92139

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 802253

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73849224