19:53 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mùa Vu lan báo hiếu: Sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn

Chủ nhật - 10/08/2014 05:37
Đại lễ Vu Lan là dịp để những người con thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với các đấng sinh thành, dưỡng dục.

Đã thành thông lệ, cứ đến rằm tháng 7 Âm lịch, mỗi người dân Việt Nam lại nhớ tới ngày lễ Vu Lan, là ngày nhắc nhở mọi người nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”.

Ngay từ sáng sớm, Phật tử và người ngoài đạo khắp nơi về chùa Quán Sứ dâng hương, dâng hoa, cầu cho cha mẹ, người thân sống đời cùng con cháu
 

Ngay từ sáng sớm, sân chùa Quán Sứ (Hà Nội) đã nghi ngút khói hương, Phật tử và người ngoài đạo khắp nơi đổ về dâng hương, dâng hoa, cầu cho cha mẹ, người thân sống đời cùng con cháu. Những hồi chuông, lời tụng kinh mang theo tâm tình kính nhớ tới ông bà, cha mẹ được mọi người thay nhau gióng lên vang vọng.

Vừa sắp đồ lễ ra khay, chị Nguyễn Thị Tính (ở Cửa Nam-Hoàn Kiếm-Hà Nội) chia sẻ: “Cứ đến ngày rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm, tôi đều lên chùa Quán Sứ đế thắp hương, cầu cho ông bà, cha mẹ, các thành viên trong gia đình luôn được bình an, mạnh khỏe. Với tôi, cha mẹ mạnh khỏe, mình được cài bông hồng đỏ lên áo trong ngày lễ Vu lan luôn là niềm hạnh phúc nhất trên đời. Chính vì vậy, tôi luôn nhắc nhở mình, cũng như con cái phải sống sao cho trọn chữ “Hiếu”.

Lên chùa nghe các sư thầy thuyết giảng về chữ “Hiếu”, về đạo làm con, Phạm Hà Thu (sinh viên năm thứ 2-trường ĐH Ngoại thương Hà Nội) mới cảm nhận được hết ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan. Bạn hiểu rằng đây cũng là dịp để thắp lên trong lòng sự hiếu thảo đối với cha mẹ.

Thu tâm sự: "Em cảm thấy rất buồn vì đã nhiều lần em làm bố mẹ phải phiền lòng. Hôm nay, nghe các sư thầy giảng giải, em mới biết mình cần phải làm gì và tự hứa với lòng mình phải luôn hiếu thảo để đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ”.

Trước các ban điện thờ, Phật tử thập phương quỳ khấn trang trọng, thiêng liêng. Ai cũng cố gắng được tự tay thắp một nén nhang, thầm thì khấn nguyện, người già cầu siêu cho ông bà, Tổ tiên, lớp trẻ cầu an cho cha mẹ. Và trong tâm thức của mỗi người, tinh thần ảnh hưởng của ngày lễ Vu lan có tác dụng mạnh mẽ, khuyến khích mọi người sống tròn đạo “Hiếu”, các bạn trẻ sống có trách nhiệm hơn với bản thân và những người xung quanh.

Người đi lễ chùa đốt vàng mã trong chùa Quán Sứ

Dắt cậu con trai đang học lớp 6 lên chùa làm lễ, chị Hoàng Thu Huyền (Hoàn Kiếm-Hà Nội) chia sẻ: “Ngày rằm tháng 7, tôi dẫn con lên chùa để con tận mắt thấy và hiểu về ý nghĩa ngày lễ Vu Lan. Tôi thấy việc làm này hiệu quả nhiều hơn so với mọi lời giảng giải. Trước đó, đứa cháu tôi vào TP HCM nhập học đại học, sau khi đi lễ chùa về thì tỏ ra quyết tâm học hành lắm vì nó nhớ tới cha mẹ tần tảo ở quê để lo cho mình ăn học”.

Theo Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đại lễ Vu Lan không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà đã trở thành ngày lễ chung để những người con thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với các đấng sinh thành, dưỡng dục. Mùa Vu lan báo hiếu cũng là dịp để mỗi người sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn, gửi gắm tình cảm và hành động thực sự tới cha mẹ và những số phận xung quanh mình.

Ca dao có câu: “Lên non mới biết non cao/Nuôi con mới biết công lao mẫu từ. Đạo Phật cũng nhấn mạnh và khuyến khích việc con cháu báo hiếu, chăm sóc chu đáo tới ông bà, cha mẹ khi họ đang còn sống, đó mới là cách báo hiếu đúng nhất.

“Cha mẹ đã mang nặng, đẻ đau, cưu mang và nuôi lớn ta khôn lớn đến khi dựng vợ, gả chồng, công lao đó không bao giờ kế siết. Đến khi cha mẹ già yếu, phận làm con phải có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo. Phụng dưỡng ở đây không đặt nặng về vật chất tiền tài mà bằng tấm lòng, những hành động thiết thực trong cuộc sống hàng ngày như chăm sóc cha mẹ, hỏi thăm có hàm ý chăm sóc về sức khỏe. Như cha mẹ ăn có ngon không? Ngủ có khỏe không? Hay bằng một cử chỉ đẹp, lễ phép, mời một bát nước, rót một ly trà đó cũng là chữ hiếu của phận làm con… Có như vậy, khi người thân nhắm mắt họ mới được thanh thản, và bản thân con cháu mới làm tròn được chữ “Hiếu”, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu nhấn mạnh.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho biết thêm, lễ Xá tội vong nhân (cúng chúng sinh -  cúng những cô hồn lưu lạc) theo tinh thần nhà Phật, mọi người nên có những việc làm thiết thực và ý nghĩa. Giúp đỡ những người nghèo khổ, không nơi nương tựa, phóng sinh tích đức để siêu độ vong linh; Ăn chay niệm Phật cầu siêu cho những cô hồn lưu lạc, xá tội vong nhân./.

Kim Anh
Theo VOV.VN
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 226

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 225


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1070695

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72753404