15:43 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Muốn có 100 ha đất nông nghiệp, phải ký hợp đồng với 1.000 hộ dân

Thứ ba - 18/07/2017 23:44
Nhiều ý kiến doanh nghiệp cho rằng, cần nhanh chóng quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong đó hướng đến nông nghiệp sạch, công nghệ cao.

Các nội dung này sẽ được Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) đề xuất trong cuộc đối thoại với Thủ tướng diễn ra vào 31/7 tới tại Hà Nội.

Cần nhanh chóng quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp

Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch nhóm công tác Nông nghiệp của VPSF, Tổng Giám đốc Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình cho rằng, đã đến lúc không thể chần chừ việc tổ chức hệ thống sản xuất nông nghiệp theo hướng đi phù hợp. Và nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam muốn phát triển, đáp ứng yêu cầu các thị trường có trình độ cao như Nhật, Hàn Quốc thì nhất định phải thiết lập hệ thống này.

Thực tế đã được nói tới nhiều lần: sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn còn rất manh mún.

“Với các doanh nghiệp như chúng tôi, muốn có 100 ha đất để sản xuất nông nghiệp thì phải ký với 1.000 hộ dân. Điều này gây nhiều trở ngại cho quá trình sản xuất kinh doanh, thay vào đó, chúng tôi có thể chỉ ký với giám đốc hợp tác xã. Riêng việc in giấy tờ lưu trữ cũng đã rất nặng nề, thêm vào đó, nhiều người nông dân cầm hợp đồng nhưng không hề đọc”- ông Trần Mạnh Báo cho biết.

Ngoài ra, ông Trần Mạnh Báo cũng cho biết, các doanh nghiệp nông nghiệp cũng rất cần hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính khi doanh nghiệp đầu tư như thủ tục tiếp cận thuê đất, thủ tục thu hút đầu tư mua máy móc công nghệ...

Muốn có 100 ha đất nông nghiệp, phải ký hợp đồng với 1.000 hộ dân - ảnh 1
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Thủy sản miền Trung 

Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Hoàng Anh, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Thủy sản miền Trung cho hay, nông nghiệp của chúng ta chưa được quy hoạch một cách rõ ràng, vẫn còn manh mún nhỏ lẻ…

Theo tôi, chúng ta cần nhanh chóng quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong đó hướng đến nông nghiệp sạch, công nghệ cao.

Cụ thể cần xây dựng bộ tiêu chí thế nào là nông nghiệp sạch, thế nào là nông nghiệp công nghệ cao với đầy đủ các tiêu chí và hướng dẫn thực hiện.

“Làm sao để người dân, doanh nghiệp đều tiếp cận được tiêu chí, thế nào là sản xuất theo hướng sạch, công nghệ cao, từ đó nhà nước xây dựng bộ chính sách phù hợp với nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, nhằm khuyến khích doanh nghiệp an tâm và sẵn sàng đầu tư”- ông Nguyễn Hoàng Anh chia sẻ.

Về xây dựng tiêu chí, ông Nguyễn Hoàng Anh cho rằng, chúng ta đã từng có VietGap, đó là một tiêu chuẩn chung nhưng nông nghiệp Việt Nam phải xác định hướng đi của mình, phát triển cây, con trọng tâm sẽ xây dựng một bộ tiêu chí đi theo, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Xây dựng tiêu chí xong, phải phổ biến tổ chức hội thảo hội nghị để cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận với bộ tiêu chí này để họ thực hiện.

“Với 20 năm trong nghề thủy sản, tôi thấy, các tiêu chí mà mình đặt ra với doanh nghiệp khác xa với thực tiễn đang ứng dụng và cũng nói thêm cơ chế chính sách dành cho ứng dụng cũng không đúng. Như Nghị định 210 ban hành đủ thứ tiêu chí nhưng Nghị định không hỗ trợ được cho doanh nghiệp nông nghiệp nào, đó chính là bất cập”- ông Nguyễn Hoàng Anh nói.

Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp

Muốn làm nông nghiệp công nghệ cao, ông Nguyễn Hoàng Anh cho rằng, phải có quy hoạch hạn điền, quản lý quy hoạch, khuyến khích chính sách đầu tư.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, việc tổ chức lại sản xuất là doanh nghiệp chỉ phải lo làm theo tiêu chí chất lượng sản phẩm mình làm ra đồng thời lo về thị trường, còn sản xuất trực tiếp là việc của nông dân. Nhà nước lo bộ tiêu chí, liên kết cùng nhau, còn nếu thả nổi thì 70% là nông dân làm manh mún, nhỏ lẻ mà không có đầu tầu, không tiêu chí, chính sách rõ ràng thì họ rất chơi vơi.

Muốn có 100 ha đất nông nghiệp, phải ký hợp đồng với 1.000 hộ dân - ảnh 2
Ông Nguyễn Khắc Hải, Tổng giám đốc The Pan Group

Cùng quan điểm với những nội dung trên, ông Nguyễn Khắc Hải, Tổng giám đốc The Pan Group đề xuất về chính sách thị trường cho nông nghiệp.

“Thị trường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng được mùa, mất giá của một số mặt hàng nông sản trong thời gian qua. Nếu xuất phát từ thị trường thì sẽ định hướng được sản phẩm, chẳng hạn, sản phẩm thay thế nhập khẩu, xuất khẩu, sản phẩm có giá trị cao chứ không chỉ năng suất cao”- ông Nguyễn Khắc Hải nói.

Về thị trường cho xuất khẩu nông sản, doanh nghiệp Việt Nam không hiểu biết nhiều, do đó, khi xuất khẩu hay phải phụ thuộc vào đối tác nước ngoài. Vì vậy, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích cơ chế hợp tác, tổ chức nhiều cuộc xúc tiến gặp gỡ để doanh nghiệp có cơ hội trao đổi và hiểu về thị trường xuất khẩu tốt hơn.

Về thị trường trong nước, nhà nước chỉ cần làm vai trò định hướng. Nếu doanh nghiệp là trọng tâm của hệ thống sản xuất nông nghiệp thì sẽ hạn chế được tình trạng được mùa, rớt giá và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn./.

Thái Linh/ Tổ quốc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 297


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1072716

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71300031