11:53 EST Chủ nhật, 19/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mưu sinh bằng nghề vá lưới thuê

Thứ ba - 28/02/2017 09:36
Nhiều phụ nữ mưu sinh bằng nghề vá lưới thuê cho các chủ tàu kịp chuyến vươn khơi.

Cuối giêng, chúng tôi về vùng đất Tân An (xã Bình Minh, huyện Thăng Bình) và được chứng kiến những “tay vá lưới” chuyên nghiệp đang thoăn thoắt ghim từng sợi cước vào nhau. Hầu hết là phụ nữ đến từ vùng đất mũi Cà Mau và vùng biển Sa Kỳ (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), lập nghiệp ở đây bằng nghề này.

Đang tỉ mẩn đưa từng chiếc ghim nhựa móc vào những mắt lưới, bà Nguyễn Thị Vân (trú tổ 2, thôn Tân An, xã Bình Minh) cho biết, quê bà ở Hòn Đá Bạc (xóm Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), theo con gái ra đây hành nghề vá lưới được 3 năm.

Trước đây, khi còn ở vùng Đất Mũi, bà cũng mưu sinh bằng nghề vá lưới. “Sau bao nhiêu năm gắn bó với nghề vá lưới ở quê, đến khi theo con gái ra đây sinh sống cứ nghĩ đã phải rời xa cái nghề ăn sâu vào máu thịt.

 muu sinh bang nghe va luoi thue hinh anh 1

Bà Vân đang vá lưới cho chủ tàu kịp ra khơi.Ảnh: DƯƠNG THẮNG

Nhưng đến đây, thấy người dân họ cũng bám biển, cần người vá lưới, tôi vui lắm. Ở đây phụ nữ không làm nghề này, chỉ có những nam giới đã mất sức lao động mới làm, nhưng số lượng ít, nên khi chủ tàu cần người vá lưới thì phải thuê người từ nơi khác. Tôi làm, vừa tiếp tục duy trì nghề của mình, vừa để cải thiện thu nhập” - bà Vân chia sẻ. Khi tôi hỏi: “Tại sao phụ nữ ở đây ít làm nghề vá lưới?”, chị Thái Ngọc Yến (con gái bà Vân) nói: “Làm nghề vá lưới không phải dễ. Cần phải kiên trì và chịu khó, bởi công việc này phải ngồi cả ngày, nếu không kịp phải làm luôn đêm nên những ai không có sức chịu đựng lâu thì với chứng đau lưng sẽ khiến họ từ bỏ. Vả lại thu nhập ít hơn nghề bán cá, bán mắm nên ít người chọn nghề này làm kế mưu sinh. Ở đây hiện tại chỉ có mẹ con tôi cùng chị Hứa Thị Chi quê ở Cà Mau và một chị ở Quảng Ngãi là hành nghề này thôi. Mỗi ngày làm mình được trả công 200 nghìn đồng, còn nếu như làm sớm hơn, từ 6 giờ sáng thì sẽ được 220 nghìn đồng”.

Theo ông Đặng Tài (trú tổ 7, thôn Tân An, xã Bình Minh, chủ tàu cá QNa-94637), lúc đang khai thác hải sản, ngư lưới cụ thường vướng phải cây trôi, đá, san hô hoặc là những con cá to quá vẫy vùng khiến cho lưới kéo lên bị rách một phần nào đó. “Đàn ông ở mình thì bám tàu ra khơi, phụ nữ làm mắm, bán cá, chỉ có những nam giới quá tuổi mới làm nghề này nhưng thường họ làm lâu hơn nên mình phải thuê những người ở nơi khác đến. Nhưng mà như thế không thể chủ động được thời gian và tốn kém hơn. Sau này, nhờ có những chị em ở Cà Mau, Quảng Ngãi ra đây lập nghiệp nên đã giúp cho ngư dân ở đây rất nhiều. Nhờ có những người vá lưới chuyên nghiệp và tận tâm như cô Vân, chị Yến, chị Sang… mà những ngư dân vùng biển Bình Minh có đủ ngư cụ để vươn khơi, bám biển” - ông Tài nói.

Tác giả bài viết: Đông Dương - Thanh Thắng

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 167

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 166


Hôm nayHôm nay : 62376

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1022532

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74069503