gân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho biết cơ cấu dư nợ tập trung chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân với dư nợ đạt 169.257 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh là 120.434 tỷ đồng; cho vay tiêu dùng đạt 45.226 tỷ đồng.
Dư nợ của hộ gia đình, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn khu vực miền núi phía Bắc đạt 38.595 tỷ đồng; đồng bằng sông Hồng 28.502 tỷ đồng; khu vực Bắc Trung Bộ 46.550 tỷ đồng; Tây Nguyên 15.434 tỷ đồng; Đông Nam Bộ đạt 10.938 tỷ đồng; Đồng bằng sông Cửu Long 29.238 tỷ đồng.
Bên cạnh việc kịp thời đáp ứng cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn, NHCSXH còn tập trung phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn trong việc hướng dẫn người dân cách thức tổ chức sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh... Từ đó nguồn vốn tín dụng ưu đãi ngày càng phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác ở khu vực nông thôn có vốn sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần làm giảm tỉ lệ hộ nghèo, làm thay đổi tích cực bộ mặt nông thôn.
Điều đáng mừng là vốn tín dụng chính sáchg từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân ở vùng nghèo thay đổi cách thức làm ăn từ tự cấp, tự túc sang sản xuất mang tính hàng hóa và tiếp cận nền kinh tế thị trường. Nguồn vốn tín dụng chính sách từ NHCSXH góp phần tạo việc làm cho nông dân, đặc biệt là nông dân ở khu vực bị thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng, qua đó làm giảm tỉ lệ thất nghiệp…
Những kết quả này đã tác động tích cực đến khả năng trả nợ của người vay, chất lượng tín dụng chính sách không ngừng được nâng cao. Theo đó, nợ quá hạn giảm dần từ 13,75% khi nhận bàn giao (2002) xuống còn 0,44% (thời điểm 31/7/2018). Riêng đối với tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tỉ lệ nợ quá hạn là 0,4%.
Để việc triển khai cho vay tín dụng chính sách trong lĩnh vực “tam nông” đạt hiệu quả cao hơn, NHCSXH đề nghị các ủy ban của Quốc hội tiếp tục quan tâm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách, bảo đảm nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy được hiệu quả.
Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Cân đối, bố trí đủ nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách. Các bộ, ngành khi xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến tín dụng chính sách xã hội phải đồng thời tính toán bố trí đủ nguồn lực để triển khai thực hiện.
BT/ Chính Phủ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn