21:01 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

NN ĐBSH: Nâng tầm nhãn lồng Hưng Yên

Chủ nhật - 22/03/2020 10:43
Với mong muốn nâng tầm trái nhãn lồng Hưng Yên nên HTX luôn quan tâm tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho trái nhãn lồng và áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
nhan1result_2020031617930.jpg
Niềm vui của người trồng nhãn HTX Sản xuất nhãn lồng Mễ Châu trước mùa nhãn mới.

 Nâng tầm nhãn lồng Hưng Yên

Thôn Nễ Châu, xã Hồng Nam (thành phố Hưng Yên) là nơi có truyền thống thâm canh nhãn lồng đặc sản Hưng Yên. Tại đây có những vườn nhãn cho năng suất, chất lượng cao, là địa chỉ tin cậy được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh tìm đến đặt hàng mua nhãn mỗi khi nhãn vào vụ thu hoạch.

Tuy nhiên, trước đây do sản xuất theo quy mô hộ, chưa có sự liên kết nên trái nhãn trong vùng chưa có độ đồng đều về mẫu mã, chất lượng và đặc biệt là sản lượng của từng hộ không đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ lớn. Thêm vào đó, một số khách hàng là những doanh nghiệp đòi hỏi trái nhãn phải có nhãn hiệu, thông tin xuất xứ và sản xuất theo quy trình bảo đảm an toàn thực phẩm. Trước yêu cầu đó, những người trồng nhãn ở Nễ Châu đã cùng nhau bàn bạc và đi tới thống nhất thành lập HTX sản xuất nhãn lồng Nễ Châu. Tháng 11.2016, HTX sản xuất nhãn lồng Nễ Châu chính thức được thành lập. Hiện tại HTX có 26 thành viên, diện tích trồng nhãn theo tiêu chuẩn VietGap của HTX là 12,8 ha.

Kể từ khi thành lập HTX, các thành viên trong HTX thường xuyên trao đổi kinh nghiệm để xây dựng quy trình chăm sóc nhãn tốt nhất. Thời vụ thu hoạch nhãn cũng được rải rộng hơn nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Đến vụ thu hoạch, HTX lại đứng ra tiêu thụ nhãn cho các hộ thành viên. Không chỉ quan tâm tới sản lượng, chất lượng trái nhãn, HTX cũng tích cực, chủ động xây dựng nhãn hiệu cho trái nhãn do HTX sản xuất ra.

Nhãn xuất bán được dán tem truy xuất nguồn gốc đã nâng cao giá trị và tăng khả năng tiếp cận các thị trường cao cấp, đồng thời mở rộng tiêu thụ tại thị trường truyền thống như: Chợ, cửa hàng kinh doanh hoa quả. Năm 2018, trái nhãn lồng của HTX đã cùng trái nhãn lồng của một số HTX khác trong tỉnh trở thành món tráng miệng trên máy bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam.

Sự kiện này đã đánh dấu bước tiến lớn đưa trái nhãn lồng Hưng Yên đi xa hơn, đến với nhiều khách hàng hơn, trong đó có cả những khách hàng là người nước ngoài. Điều này đã góp phần quảng bá, giới thiệu về sản vật Hưng Yên, từ đó thu hút du khách đến với Hưng Yên và thưởng thức các sản vật của Hưng Yên.

Do được chăm sóc tốt theo đúng quy trình kỹ thuật nên diện tích nhãn của HTX cho thu hoạch ổn định. Năm 2019, trong khi nhiều diện tích nhãn trong và ngoài tỉnh bị mất mùa thì nhãn của HTX vẫn cho sản lượng đạt khoảng 50- 60%. Sản lượng nhãn quả tươi năm 2019 của HTX đạt khoảng 150 tấn với giá bán trung bình khoảng 50 nghìn đồng/kg. Năm nay, các vườn nhãn của HTX đều đang sai hoa hứa hẹn một vụ mùa bội thu.

Ông Bùi Xuân Tám, Giám đốc HTX sản xuất nhãn lồng Nễ Châu cho biết: “Với mong muốn nâng tầm trái nhãn lồng Hưng Yên nên HTX chúng tôi luôn quan tâm tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho trái nhãn lồng. Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đã được tất cả các thành viên trong HTX áp dụng đã nâng cao năng suất, chất lượng, độ đồng đều của quả. Bên cạnh đó, HTX cũng tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, các hội chợ quảng bá. Thông qua đó đem trái nhãn lồng đến nhiều người thưởng thức hơn. Giờ đây, mỗi khi đến vụ thu hoạch nhãn, nhiều khách hàng đã tự tìm đến với HTX để đặt hàng. Chúng tôi mong muốn có thể quảng bá và giới thiệu quả nhãn lồng Nễ Châu rộng rãi hơn nữa để không những người dân trong nước mà cả người dân ở thị trường nước ngoài được biết đến và thưởng thức được thứ quả đặc sản này. Đồng thời, sản lượng tiêu thụ hàng năm được tăng cao giúp cho đời sống của người dân vùng nhãn Nễ Châu cũng được cải thiện”.

Thanh Hóa: Phát triển chế biến thủy hải sản gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trong những năm qua, các cơ sở, doanh nghiệp chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh đã không ngừng đầu tư trang thiết bị sản xuất nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.

177d4200715t14262l0.jpg
Người dân xã Hải Bình (Tĩnh Gia) chế biến hải sản.

Huyện Tĩnh Gia hiện có 493 doanh nghiệp, cơ sở chế biến thủy hải sản (448 cơ sở, 45 doanh nghiệp), tập trung chủ yếu ở quanh khu vực Cảng cá Lạch Bạng, các xã Hải Thanh, Hải Bình, Nghi Sơn, Hải Châu, Hải Ninh... Sản lượng các nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở, nhà máy chế biến thủy hải sản trên địa bàn huyện mỗi năm khoảng 125.000 tấn (kể cả thu mua trên địa bàn huyện và các địa phương khác), sản xuất ra khoảng 35.000 tấn các sản phẩm sau chế biến. Nhờ phát triển đội tàu khai thác xa bờ và hoạt động thu mua trên biển, sản lượng hải sản thu về của toàn huyện chính là nguồn nguyên liệu để phát triển chế biến. Sản phẩm từ các cơ sở, doanh nghiệp chế biến trên địa bàn chủ yếu, như: Chả cá, hải sản đông lạnh, bột cá, cá hấp, sứa thành phẩm, mực khô, cá khô, moi khô phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu đi các thị trường Nhật Bản, châu Âu, Hoa Kỳ...

Hiện nay, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, cùng với việc củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, các cơ sở, doanh nghiệp chế biến thủy hải sản trên địa bàn huyện Tĩnh Gia quan tâm mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản của ngư dân trên địa bàn huyện Tĩnh Gia hàng năm chỉ đạt 36.349 tấn. Trong khi nhu cầu nguyên liệu hải sản phục vụ cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến khoảng 200.000 tấn/năm. Vì vậy, sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản của huyện Tĩnh Gia mới chỉ đáp ứng được khoảng gần 20% nhu cầu nguyên liệu của các cơ sở, doanh nghiệp chế biến đóng trên địa bàn, gây khó khăn cho sản xuất.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 81 doanh nghiệp và hơn 1.000 cơ sở chế biến thủy hải sản đang hoạt động với các sản phẩm chính, như: Nước mắm, ngao, tôm, mực, cá đông lạnh, các mặt hàng hải sản khô... Hàng năm, doanh thu từ hoạt động chế biến thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 2.000 tỷ đồng. Để phục vụ tốt hơn nhu cầu của thị trường, các cơ sở, doanh nghiệp chế biến thủy hải sản chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Kiểm soát chất lượng nguyên liệu phục vụ sản xuất; thực hiện việc đăng ký, kiểm tra và công bố các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng thủy, hải sản của các làng nghề; củng cố và phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tại các chợ nông thôn, các chợ đầu mối. Cải tiến mẫu mã, bao bì; nhãn mác, thương hiệu, mã số, mã vạch. Đồng thời, tích cực đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao và ổn định. Thực hiện các nghiên cứu chế biến tạo ra sản phẩm thủy hải sản mới; cải tiến quy trình truyền thống nhằm rút ngắn thời gian sản xuất...

Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến, như: GMP/SSOP, HACCP, ISO 22000... Trên địa bàn tỉnh đã triển khai xây dựng 240 cửa hàng cung ứng sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn ở các địa phương với sản lượng cung cấp ra thị trường khoảng 6.500 tấn thủy, hải sản/năm. Đồng thời, xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mắm tôm Hậu Lộc, đăng ký nhãn hiệu cho nước mắm Do Xuyên – Ba Làng của xã Hải Thanh (Tĩnh Gia)...

Tuy nhiên, hiện nay nguồn nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến không ổn định bởi nguồn lợi thủy, hải sản ngày càng bị cạn kiệt. Phần lớn các phương tiện khai thác chủ yếu là tàu cá công suất nhỏ, công nghệ sơ chế, bảo quản trên tàu còn lạc hậu, chi phí khai thác tăng cao, thiếu sự liên kết với các cơ sở chế biến. Lực lượng lao động trực tiếp chế biến phần lớn chưa qua đào tạo, thiếu kiến thức về kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý, kỹ năng phát triển thị trường hạn chế. Việc đăng ký nhãn hiệu, phát triển thương hiệu cho sản phẩm; đầu tư quảng bá, phát triển thị trường tiêu thụ còn hạn chế.

Hiệu quả từ sản xuất rau quả an toàn, tập trung tại HTX Phúc Long

Hiện nay, HTX Phúc Long (xã Yên Từ, huyện Yên Mô) đang tuyên truyền, vận động nông dân đầu tư phát triển mạnh vùng chuyên canh rau, quả sạch quy mô diện tích khoảng 50 ha. Đây được xem là một trong những mô hình nông nghiệp triển vọng, mang tính bền vững ở địa phương.

a-trong3.jpg
Xã viên HTX Phúc Long trải nilon chuẩn bị trồng dưa lê. 

Hàng năm, với hơn 5 sào đất màu quay vòng trồng các loại rau, củ, quả theo thời vụ, chị Phùng Thị Măng, thôn Phúc Lại, xã Yên Từ thu về hơn 50 triệu đồng. Chị Măng chia sẻ: Riêng cây cà chua trồng từ tháng 8 năm nay nhưng thu hoạch quả đến tận tháng 3 năm sau mới hết, mỗi sào cho tới vài tấn quả nên năm nào được giá bà con chúng tôi lãi tới 20 triệu đồng/sào.

Đó là chưa kể tôi còn luân canh thêm 1 vụ lạc rồi một vài lứa rau ăn lá nữa, thu nhập cũng ổn định. Cũng theo chị Măng: Ở đây, đa số người dân đều trồng rau, củ theo hướng canh tác rau sạch, nên được người tiêu dùng tin tưởng chọn mua. Có nhiều hộ còn thuê thêm đất để mở rộng diện tích trồng rau.

Nông sản chủ lực ở HTX Phúc Long là các loại rau, củ, quả như: cải các loại, cà chua, su hào, cà rốt, ngô ngọt, lạc, dưa chuột, dưa lê... Sản phẩm được phân phối rộng khắp thị trường dưới các hình thức như: thương lái thu mua, hợp đồng công ty, cửa hàng cung ứng. Đánh giá bước đầu cho thấy, các mô hình sản xuất rau an toàn cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với sản xuất lúa, giá trị đạt từ 200-220 triệu đồng/ha. Trong đó cây cà chua, bí xanh, dưa các loại cho hiệu quả kinh tế cao hơn, với doanh thu đạt từ 300-450 triệu đồng/ha/vụ

Nếu như trước đây, diện tích trồng rau ở Phúc Long chỉ hơn 10 ha, thì đến nay HTX đã phát triển được vùng chuyên canh rau sạch với diện tích khoảng 50 ha và khoảng 100 hộ tham gia sản xuất. Để việc trồng rau của bà con mang lại hiệu quả hơn nữa, cùng với sự hỗ trợ của ngành chuyên môn, chính quyền địa phương, HTX xác định phải tăng cường đầu tư đồng bộ về khoa học kỹ thuật, liên kết với doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Ông Trần Xuân Nhắc, Giám đốc, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp Phúc Long cho biết: Hiệu quả kinh tế từ cây rau màu mang lại khá cao nên đa phần người dân đều rất thiết tha với đồng ruộng, việc tích tụ ruộng đất là khó khả thi. Do vậy, chúng tôi sẽ tập trung vào giải pháp về quy hoạch, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật về điện, giao thông, thủy lợi cho các vùng chuyên canh. Trước mắt là hoàn thiện hệ thống tưới tiết kiệm.

Bên cạnh đó, cử cán bộ chuyên môn đi đào tạo về khoa học kỹ thuật, mời nông dân đi tham quan mô hình; tăng cường liên kết giữa với các cơ quan nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, để có thị trường ổn định, HTX sẽ đi theo hướng sản xuất an toàn. Theo đó, yêu cầu các xã viên phải tuân thủ đúng quy trình chăm bón, toàn bộ quá trình chăm sóc đều phải thực hiện ghi chép vào nhật ký đồng ruộng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Khi sản phẩm sạch bán ra thị trường được nhiều người tin dùng, việc sản xuất mới bền vững./.

 Thanh Tâm (Tổng hợp)/https://kinhtenongthon.vn/
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 409

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 408


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1548317

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74595288