05:06 EST Thứ bảy, 18/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Năm 2017, đào tạo hơn 290.000 lao động nông thôn

Thứ hai - 20/02/2017 10:06
Ngày 20/2, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị tổng kết ngành kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn.
Công tác đào tạo nghề sẽ tập trung phục vụ thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghệ cao, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an sinh cho vùng nghèo. Hiện cả nước có 486 cơ sở dạy nghề cấp huyện tham gia vào công tác đào tạo nghề nông nghiệp và có 32/63 trung tâm khuyến nông tỉnh được cấp phép tham gia đào tạo nghề. Các hội nông dân, các trường đào tạo nghề của nhiều tỉnh cũng đã tham gia vào hoạt động này. Ngoài ra, các trường, cơ sở dạy nghề thuộc Bộ NN&PTNT đã tích cực tham gia vào công tác đào tạo nghề ở các địa phương. 

Trên cơ sở 136 danh mục nghề do Bộ ban hành, các địa phương đã xây dựng và ban hành danh mục đào tạo nghề nông nghiệp sát thực phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Trong năm 2016, số lao động được học nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 126.189/161.000 lao động (đạt 78,3% so với kế hoạch đề ra) và đạt 65% so với năm 2015. 

Một số địa phương thực hiện có hiệu quả vượt chỉ tiêu về số lượng đào tạo như Hà Nội, Bắc Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang… Tuy nhiên, nhiều tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi có nhiều khó khăn về kinh phí, thực hiện đạt thấp so với kế hoạch. Số có việc làm mới và nâng cao hiệu quả sản xuất khi làm nghề cũ trên 100.000 người. 

Sau học nghề, nhiều lao động được các DN tuyển dụng và tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm hoặc tự đứng ra thành lập được nhóm, tổ sản xuất, HTX, DN. Nhiều hộ nông dân qua đào tạo nghề đã có trình độ kiến thức để nâng cao năng lực sản xuất, từ đó thoát nghèo và có thu nhập khá.

Theo Thiên Tú/ Kinh tế đô thị
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 253


Hôm nayHôm nay : 31137

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 943348

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73990319