20:50 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Thứ năm - 14/05/2015 05:11
Thời gian qua, TP Cần Thơ có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện Chương trình Trợ giá cây con giống cho nông dân tại các quận, huyện. Mặc dù vẫn còn không ít khó khăn, song theo đánh giá từ các địa phương, Chương trình bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; tạo chuyển biến, hướng đi mới trong khai thác tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp của thành phố.

Chính sách thiết thực

Lãnh đạo thành phố tham quan vườn cam mật vừa được phục hồi trên địa bàn xã Tân Thới, huyện Phong Điền từ nguồn kinh phí trợ giá cây giống của thành phố.

Theo Trung tâm Giống Cây trồng Vật nuôi, Thủy sản TP Cần Thơ, từ năm 2013, Trung tâm được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ giao nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ giống cây con cho các mô hình trình diễn khuyến nông trên địa bàn. Đến nay, đơn vị đã phối hợp với các quận, huyện triển khai hỗ trợ 86,36 tấn giống lúa nguyên chủng, 26.061 cây giống ăn trái, 90 con heo giống, 700 con gà giống, 600.000 con cá tra giống cho trên 1.100 hộ nông dân. Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,226 tỉ đồng. Ông Lê Văn Tính, Giám đốc Trung tâm Giống Cây trồng Vật nuôi, Thủy sản TP Cần Thơ, đánh giá: “Chương trình trợ giá cây con giống thời gian qua góp phần không nhỏ trong việc chuyển đổi cơ cấu giống cây con của thành phố. Không chỉ vậy, việc triển khai Chương trình tạo điều kiện nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân”.

Tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố, ngoài việc phối hợp với Trung tâm Giống Cây trồng Vật nuôi Thủy sản TP Cần Thơ, mỗi địa phương cũng triển khai chương trình trợ giá từ nguồn ngân sách huyện. Đơn cử như ở huyện Phong Điền, Chương trình trợ giá cây con giống của thành phố trợ giá (60% chi phí) 830 cây nhãn Edor, 1.600 cây cam mật cho nông dân các xã trên địa bàn huyện. Về phía huyện hỗ trợ (40% chi phí) 85 gói hạt giống dưa hấu Mặt Trời Đỏ cho nông dân xã Giai Xuân với số tiền 25,16 triệu đồng. Ông Trần Thái Nghiêm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phong Điền, cho biết: “Chính sách trợ giá giống cây trồng thời gian qua giúp huyện lựa chọn các loại giống cây trồng có tiềm năng, thế mạnh. Từ đó hoàn thiện việc xây dựng chương trình quản lý giống cây trồng thống nhất, đồng bộ. Đồng thời, tạo điều kiện để nông dân tiếp cận các loại giống cây trồng mới, có năng suất, chất lượng cao, chống chịu được sâu bệnh với mức giá hợp lý…”.

Với thế mạnh về cây lúa, thời gian qua, huyện Vĩnh Thạnh cũng tập trung trợ giá lúa giống cho nông dân. Từ đầu năm 2015 đến nay, Vĩnh Thạnh tiếp nhận 20 tấn lúa giống nguyên chủng, 40 tấn lúa giống xác nhận từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Giống Cây trồng Vật nuôi Thủy sản TP Cần Thơ. Lượng giống này được ưu tiên phân bổ cho các tổ nhân giống lúa 3 cấp của huyện để nhân ra cho bà con. Huyện Cờ Đỏ ngoài trợ giá giống lúa, còn tập trung hỗ trợ nông dân cải tạo vườn tạp. Ông Lâm Minh Trí, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cờ Đỏ, cho biết: Không chỉ ưu tiên trợ giá lúa giống, Chương trình trợ giá giống cây trồng của huyện còn nhằm giúp bà con nông dân thực hiện tốt công tác cải tạo vườn tạp. Năm 2014, Cờ Đỏ triển khai trợ giá cây giống cải tạo vườn tạp với diện tích 52,62 ha. Tổng kinh phí trợ giá giống (60%) cây ăn trái trên 172,5 triệu đồng, với gần 8.960 cây giống (mãng cầu, dừa xiêm lùn, dừa dứa, xoài Đài Loan, ổi Đài Loan, vú sữa Lò Rèn, cam mật, dâu Hạ Châu...).

Nhân rộng mô hình

Có thể thấy, chính sách trợ giá cây con đã và đang mang lại những hiệu ứng tích cực, song do nguồn kinh phí hạn hẹp nên số lượng nông dân nhận được sự hỗ trợ chưa nhiều. Đặc biệt, giá cả một số loại sản phẩm nông nghiệp bấp bênh, không ổn định nên nhiều nông dân không mặn mà và mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng mới. Ngoài ra, tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp cũng ảnh hưởng không nhỏ cho việc triển khai công tác trợ giá giống cây trồng vật nuôi cho bà con. Theo ông Đoàn Đức Trường, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Thạnh, nhận diện được khó khăn, huyện tiếp tục đẩy mạnh việc cung ứng, hỗ trợ lúa giống năm 2015. Đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa, vận động doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia “Cánh đồng lớn” hỗ trợ kinh phí, ứng trước lúa giống cho nông dân. Huyện Cờ Đỏ tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động nông dân cải tạo diện tích vườn tạp kém hiệu quả. Không chỉ trợ giá giống cây trồng, thời gian tới, các cán bộ kỹ thuật, khuyến nông huyện trực tiếp hướng dẫn, định hướng cho bà con nông dân chuyển đổi các giống cây trồng (mãng cầu, dừa, ổi không hạt...) phù hợp với thực tế sản xuất của từng địa phương.

Ông Lê Văn Tính, Giám đốc Trung tâm Giống Cây trồng Vật nuôi, Thủy sản TP Cần Thơ, khẳng định: “Năm 2015 và những năm tiếp theo, Trung tâm giống tiếp tục phối hợp với các quận, huyện triển khai công tác trợ giá cây con giống cho nông dân. Song song với việc trợ giá cây con giống, chúng tôi đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ, hoàn thiện quy trình sản xuất giống cho từng loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Đồng thời, tăng cường liên kết, hợp tác với các đơn vị của ngành, viện trường, địa phương trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống cây con có năng suất, chất lượng, kháng sâu bệnh cao; thử nghiệm nuôi, sinh sản một số giống cây con mới, giống đặc sản...”. Theo kế hoạch, hằng năm, Trung tâm giống thực hiện 150 - 200 tấn giống; duy trì sản xuất cung cấp 15.000 - 20.000 cây giống ăn trái, 8.000 - 10.000 cây giống lâm nghiệp phục vụ trồng cây phân tán; tuyển chọn sản xuất một số giống cá truyền thống (chép, rô phi dòng GIFT, cá tra, mè, tôm càng xanh...) với số lượng 50 - 60 triệu giống/năm; phát triển lại đàn heo sinh sản và hậu bị 70 - 100 con phục vụ nhu cầu giống của thành phố và địa phương lân cận.

Nguồn tin:  Báo Cần Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 293

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 289


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1160952

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71388267