08:22 EDT Thứ hai, 22/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nâng cao uy tín, giá trị cho hoa Đà Lạt

Thứ hai - 26/02/2018 10:06
TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có diện tích và sản lượng hoa lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, tự phát, thiếu tính liên kết, nguồn giống không bảo đảm nên chất lượng và sức cạnh tranh của hoa Đà Lạt trên thị trường vẫn còn nhiều hạn chế, khó xuất khẩu, trồng hoa thường xuyên đối mặt với rủi ro.

Nghề trồng hoa còn nhiều bấp bênh

Tại TP Đà Lạt, trước ngày 29 Tết Âm lịch, một số loại hoa được bán với giá tăng 5-6 lần so với ngày thường, cụ thể: Một bó hoa ly 5 cành có giá 220-250.000 đồng, một bó lay ơn giá 120.000 đồng. Tuy nhiên, đến ngày 30 Tết, do lượng hoa tồn đọng khá nhiều, nên giá chỉ còn từ 20 đến 30.000 đồng/bó, số khác không bán được phải vứt vào thùng rác. 

TP Đà Lạt hiện có gần 6000ha hoa với sản lượng khoảng 2,5 tỷ cành/năm. Trung bình mỗi héc-ta hoa có thể mang lại cho người trồng hoa thu nhập 1-2 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, hoa Đà Lạt đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Do hầu hết đều được sản xuất theo phương pháp truyền thống, quy mô nhỏ lẻ từng hộ gia đình với diện tích chỉ vài trăm mét vuông đến vài nghìn mét vuông nên khó ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Sản lượng thấp, chất lượng mẫu mã không đồng đều, không đáp ứng được nhu cầu của những nhà phân phối lớn. Theo thống kê của ngành nông nghiệp địa phương, mỗi năm Đà Lạt chỉ xuất khẩu được khoảng 5% sản lượng hoa, số còn lại chỉ tiêu thụ tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, ngay cả thị trường trong nước, hoa Đà Lạt đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt. Nếu như cách đây vài năm, một số loại hoa, như: Địa lan, phong lan, lay ơn, ly ly của Đà Lạt “độc chiếm” thị trường Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung, thì nay phải chịu “lép vế” so với hoa nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo ông Phan Thanh Sang, Chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt, người trồng hoa Đà Lạt hiện đang gặp khó khăn về nguồn giống. Các giống hoa truyền thống hiện đang bị suy thoái, năng suất, chất lượng thấp, trong khi đó, việc sản xuất giống trong nước chưa đáp ứng yêu cầu. Hầu hết giống hoa mới được trồng tại Đà Lạt thời gian gần đây đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. 

Trên thực tế, muốn xuất khẩu được hoa sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, vấn đề tiên quyết là phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ và bản quyền về giống hoa. Tuy nhiên, đây là vấn đề mà nhà nông và nhiều doanh nghiệp (DN) trồng hoa tại Đà Lạt chưa đáp ứng được nên việc xuất khẩu rất khó khăn. Ngoài một số ít DN lớn có hệ thống cửa hàng riêng để giới thiệu và bán sản phẩm, hầu hết hoa Đà Lạt hiện phụ thuộc vào kênh phân phối là những nhà bán lẻ. Điều này khiến người trồng thường xuyên đối mặt với nguy cơ rủi ro vì dễ bị thương lái ép giá. 

Sản xuất hoa theo mô hình hiện đại tại Công ty Dalat Hasfarm.

Đẩy mạnh liên kết, chủ động nguồn giống và thị trường

Hiện nay, để giải quyết khó khăn về giống, Hiệp hội hoa Đà Lạt kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm cải cách các thủ tục, tạo điều kiện cho DN nhập khẩu giống hoa mới, bảo đảm đủ giống tốt cho sản xuất. Tuy nhiên, theo ông Phan Thanh Sang, đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, ngành trồng hoa phải chủ động sản xuất được giống mới và điều này phụ thuộc lớn vào các trung tâm nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao giống cây trồng tại tỉnh Lâm Đồng và trong nước.

Những năm gần đây, mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ hoa tại Đà Lạt đã khẳng định được hiệu quả cao. Nông dân có đất, có lao động, còn DN, hợp tác xã có kỹ thuật và thị trường. Hai bên sẽ hợp tác với nhau nhằm tạo ra vùng chuyên canh hoa với sản lượng lớn, chất lượng đồng đều. Tiêu biểu như Công ty Dalat Hasfarm hiện đang liên kết với hơn 200 hộ nông dân sản xuất một số loại hoa, như: Cúc, cát tường, ly ly phục vụ xuất khẩu. Nhiều DN khác cũng phát triển theo mô hình này như Công ty Cổ phần sinh học Rừng hoa Đà Lạt, Công ty Trường Hoàng, Công ty Hoa Mặt Trời… Nhằm xây dựng thương hiệu hoa Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã lập hồ sơ và được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp nhãn hiệu độc quyền “Hoa Đà Lạt”, qua đó giúp khách hàng nhận diện rõ về nguồn gốc sản phẩm, tránh tình trạng làm giả nhằm gây thiệt hại tới uy tín và thương hiệu hoa Đà Lạt.

Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng: Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 20% sản lượng hoa xuất khẩu. Để đạt mục tiêu trên, thời gian tới địa phương sẽ đẩy mạnh công tác vận động, hỗ trợ mở rộng mô hình liên kết trong sản xuất; đẩy mạnh công tác quy hoạch, dự báo thị trường, xây dựng hệ thống phân phối hiện đại; tháo gỡ khó khăn về nguồn giống và hỗ trợ công nghệ trồng, công nghệ sau thu hoạch hiện đại nhằm giúp hoa Đà Lạt có thể vươn xa trên thị trường quốc tế.

Bài và ảnh: VŨ ĐÌNH ĐÔNG/ QĐND

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 273


Hôm nayHôm nay : 41319

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1008742

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64994686