08:15 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghệ An: Áp dụng công nghệ Biofloc ổn định tảo trong đầm nuôi tôm

Thứ hai - 20/03/2017 05:57
Người dân các vùng nuôi tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đang khẩn trương xử lý môi trường ao nuôi thả tôm vụ 1 - vụ nuôi chính trong năm. Đặc biệt, trên địa bàn đang triển khai hình thành vùng nuôi tôm VietGAP trọng điểm với tổng kinh phí 65 tỷ đồng.

Gia đình ông Hoàng Xuân Tin, xóm Mai Giang 1, xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu) có 12 ha nuôi tôm, trong đó quy hoạch 5 ha chuyên canh nuôi tôm, 7 ha còn lại làm ao chứa và lắng nước. Để chuẩn bị cho vụ nuôi mới năm nay gia đình ông đã đầu tư hơn 500 triệu đồng để cải tạo ao đầm, áp dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng, nhằm gây vi sinh diệt vi khuẩn trong nước, trong tảo để ổn định môi trường nuôi, giảm tối đa sử dụng hóa chất kháng sinh trong vụ nuôi và ít dịch bệnh.

Hệ thống lọc nước phục vụ cho việc nuôi tôm của ông Hoàng Xuân Tin, xóm Mai Giang 1, xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu). Ảnh: Hồng Diện
Hệ thống lọc nước và khí phục vụ cho việc nuôi tôm của ông Hoàng Xuân Tin, xóm Mai Giang 1, xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu). Đến nay, gia đình ông đã thả giống được 40% diện tích ao nuôi. Ảnh: Hồng Diện

Còn anh Nguyễn Đình Tuấn ở xóm 11, xã Quỳnh Thanh đã hoàn thành việc thả gần 25 vạn tôm giống trên diện tích 4.000 m2. Để tôm sinh trưởng và phát triển nhanh, anh luôn cân đối lượng thức ăn phù hợp và sử dụng các loại thuốc chống xốc, khử phèn, kim loại nặng trong ao nuôi, kiểm tra chất lượng nước nhằm có biện pháp điều chỉnh, cân bằng độ PH cho phù hợp. Cùng với đó, bổ sung chất khoáng tăng sức đề kháng cho tôm.

Kế hoạch nuôi tôm vụ 1 năm nay của huyện Quỳnh Lưu là 465 ha ở các xã Quỳnh Minh, Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, An Hòa, Quỳnh Đôi, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Thuận, Sơn Hải,.. đến nay bà con đã xuống giống được khoảng 90 ha.

Một số hộ nuôi tôm ở xã Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu ) giăng lưới phía trên để tránh các loại chim sà xuống bắt tôm khi mùa vụ đến. Ảnh: Hồng Diện
Một số hộ nuôi tôm ở xã Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu ) giăng lưới phía trên để tránh các loại chim sà xuống bắt tôm khi mùa vụ đến. Ảnh: Hồng Diện

Để một vụ nuôi đạt cả về sản lượng, chất lượng và giá trị, huyện đã chỉ các địa phương tuyên truyền các hộ nuôi đối với tôm thẻ chân trắng nên thả mật độ từ 60 – 100 con/m2; đối với tôm sú nuôi mặn, lợ theo hình thức thâm canh, bán thâm canh mật độ từ 15 – 20 con/m2, nuôi quảng canh cải tiến mật độ 6 – 8con/m2.

Với mục tiêu hạn chế tối đa dịch bệnh, khuyến cáo các hộ nuôi tôm chỉ thả 2/3 diện tích, 1/3 còn lại để làm ao lắng nhằm tạo nguồn dự trữ và cung cấp nước sạch phục vụ kịp thời cho việc chăn nuôi.

Nhiều hộ nuôi tôm ở Quỳnh Lưu đã đầu tư hàng trăm triệu đồng thay thế bạt lót đáy thông thường bằng bạt HDPE. Ảnh: Hồng Diện
Nhiều hộ nuôi tôm ở Quỳnh Lưu đã đầu tư hàng trăm triệu đồng thay thế bạt lót đáy thông thường bằng bạt HDPE. Ảnh: Hồng Diện

Trước vụ nuôi năm nay, các hộ đã mạnh dạn đầu tư thay thế bạt lót đáy thông thường bằng bạt HDPE. Đây là loại bạt với nhiều tính năng vượt trội như khả năng kháng tia UV và tác động của thời tiết, có khả năng kháng hóa chất, chống ô xy hóa, tránh mất nước cho ao nuôi, phòng chống dịch bệnh tốt. Đặc biệt có thể sử dụng được từ 8 – 10 năm, giúp người nuôi giảm được chi phí sản xuất.

Để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, bên cạnh sự đầu tư của nhân dân, Quỳnh Lưu có Dự án nâng cấp, cải tạo vùng nuôi trồng thủy sản, gồm các hạng mục đầu tư: nâng cấp hệ thống kênh mương, cấp, thoát nước, bể lắng và hệ thống giao thông trên kênh, được triển khai xây dựng từ tháng 9/2016, với tổng mức đầu tư 65 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Trung ương 60 tỷ đồng, vốn địa phương 5 tỷ đồng.

Sau khi dự án hoàn thành sẽ tạo điều kiện tốt hơn trong cải thiện môi trường nước cho vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm của huyện Quỳnh Lưu. Ảnh: Xuân Hoàng
Việc đầu tư tốt về hạ tầng vùng nuôi sẽ tạo điều kiện tốt hơn trong cải thiện môi trường nước cho nuôi trồng thủy sản trọng điểm của huyện Quỳnh Lưu. Ảnh: Xuân Hoàng

Dự án nâng cấp, cải tạo vùng nuôi trồng thủy sản khi hoàn thành, đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng, đảm bảo cấp nước ổn định cho 158 ha nuôi trồng thủy sản mặn, lợ cho các xã: Quỳnh Thanh, Quỳnh Lương, Quỳnh Thọ của huyện Quỳnh Lưu.

Tác giả bài viết: Hồng Diện - Xuân Hoàng

Nguồn tin: baonghean.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 423


Hôm nayHôm nay : 33659

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 846032

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64831976