14:01 EST Thứ hai, 20/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghệ An: Nông dân sản xuất chè sạch theo công nghệ Nhật Bản

Thứ tư - 15/03/2017 03:58
Từ lâu Hùng Sơn được xem là một trong những vùng nguyên liệu chè lớn của huyện Anh Sơn với diện tích 530 ha. Với kinh nghiệm sản xuất chè lâu năm, thời gian qua, người dân nơi đây đã nâng cao giá trị kinh tế của cây chè thông qua việc đầu tư sản xuất chè cao cấp như trà Matcha, chè móc câu chất lượng cao.

Những ngày giữa tháng 3, ở Hùng Sơn khá nhộn nhịp, người làm chè trong xã đang bắt tay vào sản xuất chè xuân. Ông Phạm Văn Qúy ở thôn 5, hộ trồng chè đầu tiên áp dụng thành công mô hình chế biến chè Matcha theo công nghệ Nhật Bản chia sẻ: Năm 2016 ông may mắn được tổ chức JICA mời sang Nhật Bản tham quan học tập mô hình sản xuất chè matcha chất lượng cao. Trong thời gian này ông được tập huấn về cách làm đất, trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến chè.

1
Ông Nguyễn Văn Qúy thôn 5 xã Hùng Sơn với hệ thống máy móc được tổ chức JICA Nhật Bản đầu tư. Ảnh: Huyền Trang

Sau khi học xong, ông Qúy trở về và áp dụng quy trình này dưới sự đầu tư hỗ trợ về kỹ thuật và máy móc của tổ chức JICA Nhật Bản. Theo đó trong quá trình trồng và chăm sóc nguyên liệu chè matcha luôn tuân thủ theo đúng quy trình từ khâu dọn thực bì dùng hoàn toàn bằng sức lao động không sử dụng thuốc diệt cỏ. Đồng thời, phân bón được sử dụng chủ yếu từ phân bón hữu cơ, vi sinh ủ từ chế phẩm nông nghiệp. Từ đó, tạo ra nguyên liệu chè “sạch” làm nên những sản phẩm chè chất lượng cao. 

Điều đặc biệt, nguyên liệu làm ra chè matcha chỉ thu hái trong 1 tuần khi búp chè đạt đến độ tiêu chuẩn nhất. Trước khi thu hái, chè được che phủ nắng 60 - 90% cách đó 25 ngày trước khi thu hoạch; Sau khi chè được thu hái sẽ được bảo quản, hấp, sấy đúng kỹ thuật để mang lại thành phẩm chè ngon, chất lượng. Ông Qúy phấn khởi cho biết thêm: Năm ngoái gia đình tôi thử nghiệm sản xuất trên diện tích 7 sào, toàn bộ chè làm ra đều được họ thu mua. Sắp tới gia đình tôi tiếp tục được công ty Nhật Bản đầu tư thêm hệ thống máy sấy để việc sản xuất chè matcha được đồng bộ. 

1
Anh Nguyễn Cảnh Tuấn, thôn 4, xã Hùng Sơn có nguồn thu không nhỏ từ cơ sở chế biến chè thủ công chất lượng cao. Ảnh: Huyền Trang

Rời gia đình ông Qúy chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất chè móc câu của anh Nguyễn Cảnh Tuấn xóm 4 xã Hùng Sơn. Đang là thời điểm thu hoạch chè chính vụ nên cơ sở chế biến chè của gia đình anh nhộn nhịp hơn so với những ngày thường.

Anh Tuấn chia sẻ: Để có chè ngon thì đầu tiên nguyên liệu chè phải đảm bảo chất lượng “một búp, hai lá”, chè phải hái đúng thời điểm và phải được sao ngay trong ngày hái. 

Ngoài ra, chè cũng phải được hái hoàn toàn bằng tay để tránh dập nát hoặc lẫn chè không đạt yêu cầu. Để làm được 1 kg chè khô thì phải cần 6 kg chè tươi. Các ngọn chè được hái phải đều như một. Sau khi chè được hái xong đem về chế biến. Quá trình sao chè, không để lửa quá to để tránh chè bị đỏ, công đoạn vò phải sử dụng vò bằng tay để đảm bảo chè được đều. Các công đoạn khác từ sàng sảy, đóng gói chè đều được làm bằng tay. Do vậy mà những cánh chè do cơ sở anh Tuấn sản xuất luôn thơm, ngon và đậm đà hơn so với các cơ sở chế biến chè công nghiệp. Trung bình mỗi năm gia đình anh sản xuất, đóng gói 3 tấn chè. Với giá thành 150 - 200 ngàn đồng/kg, trừ chi phí mỗi năm anh cũng thu lãi 80 triệu đồng.

1
Để tạo ra sản phẩm chè chất lượng đòi hỏi khâu chăm bón và thu hoạch chè của người dân phải đạt chuẩn. Ảnh: Huyền Trang

Ông Hoàng Đình Mỹ, Chủ tịch UBND xã Hùng Sơn cho biết: Hiện nay toàn xã có trên 530 ha chè công nghiệp với hơn 480 hộ trồng, trong đó 70% sản lượng chè tươi cung cấp cho Nhà máy chế biến chè trên địa bàn, số còn lại là do người dân tự tiêu thụ. Việc xây dựng các cơ sở chế biến chè mini chất lượng cao là hết sức cần thiết, nhằm giải quyết đầu ra nguyên liệu và nâng cao thu nhập cho người dân. Từ sự ra đời của các cơ sở chế biến này, chính quyền địa phương đang khuyến khích các gia đình có diện tích trồng chè lớn học hỏi kinh nghiệm, nhân rộng thành nhiều cơ sở chế biến chè tại gia đình để nâng cao hiệu quả kinh tế./.

                                                       

Tác giả bài viết: Huyền Trang

Nguồn tin: baonghean.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 190


Hôm nayHôm nay : 53330

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1079993

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74126964