08:05 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghị lực vươn lên làm giàu của người phụ nữ dân tộc Tày

Thứ bảy - 06/08/2016 10:51
Từ đôi bàn tay trắng nhưng với sự năng động, sáng tạo nỗ lực vươn lên, chị Quan Thị Giang, dân tộc Tày, ở xã Xuân La, huyện Pác Nậm, tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, kết hợp với trồng cây ăn quả, nhờ đó đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương mình.
Chị Quan Thị Giang thu hái hoa quả trong vườn nhà - Ảnh: Vạn Xuân
 

Sinh ra và lớn lên ở xã Xuân La, huyện Pác Nậm cũng như biết bao gia đình người dân tộc thiểu số nơi đây, gia đình chị Quan Thị Giang ngày trước có hoàn cảnh rất khó khăn. Cuộc sống của cả gia đình chỉ trông vào việc làm rẫy, nên việc thiếu ăn từ 1-2 tháng trong năm là điều không thể tránh khỏi. Khi ấy, đói nghèo là cảnh chung của các hộ trong thôn vì đường sá đi lại khó khăn, sản xuất canh tác còn lạc hậu.

Kể về thời gian thoát nghèo của mình, chị Quan Thị Giang tâm sự “Trước kia gia đình tôi rất nghèo, gia cảnh lúc nào cũng thiếu ăn, bữa nay lo bữa mai, cả gia đình được 3 thửa ruộng cấy lúa, mà nương rẫy đồi bãi rất khó canh tác, đi lại khó khăn, tôi phải làm mướn sớm hôm để lấy tiền nuôi các con. Ai thuê làm gì cũng làm song tiền công chẳng đáng là bao, khó khăn vẫn chồng chất khó khăn. Nhiều đêm tôi trăn trở, suy tính làm sao để cái nghèo không còn đeo bám, để có tiền nuôi các con ăn học bằng người”.

“Suy nghĩ rồi quyết tâm bắt tay vào làm. Năm 2005, được Hội phụ nữ giúp tôi đã mạnh dạn vay 10 triệu đồng nguồn vốn hộ nghèo để chăn nuôi. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, tôi đã đầu tư chăn nuôi lợn nái để lấy giống nuôi lợn thương phẩm. Vừa chăn nuôi, tôi vừa tranh thủ tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật trồng trọt của địa phương tổ chức, rồi vừa học hỏi kinh nghiệm của các chị em Hội phụ nữ xã. Nhờ sự chỉ bảo tận tình của các chị em mà lứa lợn đầu tiên của gia đình đã cho thu lời”, chị Giang bộc bạch.

Chị Giang kể tiếp, “Quá trình tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật trồng trọt, gia đình tôi đã chuyển đổi từ trồng lúa nước từ 1 vụ lên thành 2 vụ/năm, đồng thời gia đình tôi đã khai khẩn thêm ruộng nương, tận dụng đất đồi để trồng ngô và cây ăn quả như: Hồng, mận, cam, quýt, trúc, quế hồi… với diện tích 2ha, dần dần gia đình tôi cũng tích cóp được chút ít”.

Đến năm 2010, gia đình chị Giang đã có số vốn nhỏ, vì thế gia đình chị đã chủ động phát triển kinh tế chuồng trại và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, cung cấp cho thị trường thịt lợn giống và thịt lợn thương phẩm. Cùng với đó, gia đình chị đã mạnh dạn cải tạo ruộng đất đồi để trồng tập trung các cây ăn quả chủ lực như: Mận tam hoa, mận sớm, cam, quýt kết hợp với nuôi ngựa bạch sinh sản và ngựa thịt…

“Từ ngày chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, cây con giống, gia đình tôi đã có thu nhập khá, hàng năm, trừ chi phí lãi được gần 300 triệu đồng. Trong đó, thu nhập từ trồng trọt 100 triệu đồng; chăn nuôi được khoảng 130 triệu đồng; lâm nghiệp 30 triệu đồng; thủy sản được 10 triệu đồng…”, chị Giang cho biết.

Khi kinh tế gia đình vững chắc, gia đình đã có của ăn của để, chị Giang bắt đầu giúp đỡ, hướng dẫn bà con trong thôn, xã cùng làm kinh tế để xóa đói giảm nghèo. Ban đầu, gia đình chị đứng ra làm đại lý cung ứng giống và phân bón trả chậm cho các hộ gia đình trong thôn, xã. Đồng thời, chị trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi cho các hộ gia đình. Đến nay, chị Giang đã giúp đỡ 30 hội viên, 5 hộ nghèo đã thoát nghèo. Cùng với đó, gia đình chị Giang đã tạo việc làm trong năm cho 80 - 90 hội  viên trong xã. Kinh tế khá giả, gia đình chị luôn tích cực tham gia đóng góp hoạt động trong thôn như: Tu sửa đường làng ngõ xóm và giúp đỡ được 1 hộ gia đình nghèo với số tiền 30 triệu đồng để chăn nuôi trâu, bò.

Với những nỗ lực của mình, chị Quan Thị Giang vinh dự được tỉnh Bắc Kạn trao tặng danh hiệu “Hộ sản xuất kinh doanh giỏi” năm 2010, 2012, 2013; Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen có thành tích xuất sắc trong “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng 5 năm (2011 - 2017)”; năm 2014, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng danh hiệu “Nông dân tiêu biểu xuất sắc” và năm 2015 chị Giang vinh dự là một trong điển hình tiên tiến tại Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX./.

Theo Đảng Cộng Sản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 213

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 208


Hôm nayHôm nay : 101874

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 811988

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73858959