19:17 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngỡ ngàng công nghệ trồng hoa màu không đâu có của Đà Lạt

Thứ năm - 17/03/2016 08:24
Vào những năm 30 của thế kỷ trước, nhiều nông dân Hà Nội di cư vào Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã đem theo nghề trồng rau, hoa vào gây dựng trên mảnh đất cao nguyên đầy nắng và gió này.
Vườn xà lách với nhiều giống ngoại nhập được trồng theo phương pháp thủy canh. (Ảnh: Nguyễn Luân/Báo Ảnh Việt Nam)

Vườn xà lách với nhiều giống ngoại nhập được trồng theo phương pháp thủy canh. (Ảnh: Nguyễn Luân/Báo Ảnh Việt Nam)


Giờ đây, bằng kinh nghiệm truyền thống kết hợp với trình độ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, con cháu của họ đã kế thừa và phát triển nghề của cha ông lên một tầm cao mới, biến Đà Lạt thành “vương quốc” rau và hoa của cả nước với nhiều sản phẩm nổi tiếng trên thị trường quốc tế.

Đột phá bằng công nghệ

Việc thành lập làng hoa truyền thống Hà Đông vào năm 1938, rồi sau đó lần lượt là các làng hoa Thái Phiên, Vạn Thành ra đời với tổng diện tích khoảng 240ha đã đánh dấu sự hình thành những làng nghề trồng hoa truyền thống chuyên canh ở Đà Lạt. 

Và cũng từ đấy, xứ sở sương mù vốn nổi tiếng là chốn ăn chơi, nghỉ dưỡng của tầng lớp quý tộc và quan chức thuộc địa Pháp ở xứ Đông Dương này bắt đầu nổi danh với nghề trồng hoa.

Đến giai đoạn 1990, nghề trồng hoa ở Đà Lạt bắt đầu phát triển mạnh nhờ các chủ trang trại hoa biết cách áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 

Đặc biệt, việc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Agrivina (Dalat Hasfarm) ra đời vào năm 1994 đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong nghề trồng hoa ở Đà Lạt bằng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Rau xà lách trồng theo phương pháp thủy canh tại trang trại Kim Bằng (phường 7, Tp. Đà Lạt). (Ảnh: Nguyễn Luân/Báo Ảnh Việt Nam)

Dalat Hasfarm khởi đầu với 2ha trang trại trồng hoa hồng và cẩm chướng bằng công nghệ khép kín hiện đại với hệ thống nhà kính, nhà lưới và tưới phun tự động được nhập khẩu từ Israel và Hà Lan. 

Cũng bằng công nghệ hiện đại, doanh nghiệp này đã trồng thành công nhiều giống hoa cúc khác nhau và cho ra hoa đúng vào các dịp lễ, Tết nên giá thành bán ra thị trường cao hơn hẳn so với cách làm truyền thống. 

Ngoài ứng dụng công nghệ hiện đại, Dalat Hasfarm còn tăng cường mở rộng hợp tác với các trang trại vệ tinh trong vùng để vừa tạo đầu ra ổn định cho người nông dân, vừa mở rộng và xây dựng thương hiệu cho hoa Đà Lạt… 

Chính cách làm này đã kích thích các nhà trồng hoa theo lối truyền thống ở Đà Lạt chuyển dần sang phương pháp trồng hoa hiện đại.

Ông Võ Văn Cơ, một nông dân trồng hoa ở làng hoa Thái Phiên, người có thâm niên hơn 30 năm trong nghề cho biết: “Tôi cùng gia đình từ Huế vào Đà Lạt làm nghề trồng hoa theo phương pháp truyền thống từ năm 1981. Đến năm 2000, tôi cùng một số hộ khác ứng dụng công nghệ cao vào trồng hoa, nhờ đó mà năng suất tăng gấp đôi, gấp ba, thời gian canh tác lại ngắn hơn, công sức cũng đỡ vất vả hơn trước rất nhiều.”

Phương pháp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đem lại hiệu quả kinh tế nhưng vốn đầu tư ban đầu thường lớn hơn so với cách làm truyền thống. 

Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng và chính quyền thành phố Đà Lạt đã có nhiều biện pháp hỗ trợ thiết thực cho người trồng hoa. 

Trong đó, chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn (2011 - 2015) với chính sách hỗ trợ sản xuất thử nghiệm, chuyển giao khoa học kỹ thuật, miễn thuế, giảm thuế, hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp... đã thúc đẩy nông dân tham gia sản xuất theo hướng mới. 

Ngoài ra, thành phố Đà Lạt còn quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung và xây dựng thành các vùng sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao ra các khu vực ngoại thành để tạo sự thuận lợi cho việc sản xuất lâu bền.

Trồng hoa theo phương pháp ứng dụng công nghệ cao cho năng suất tăng gấp đôi, gấp ba so với cách trồng thường, thời gian canh tác lại ngắn hơn. (Ảnh: Nguyễn Luân/Báo Ảnh Việt Nam)

 
Đáng chú ý, ngay từ năm 1978, Đà Lạt đã sớm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây - Rau và Hoa, giúp cho địa phương này sớm có cơ sở chuyên nghiên cứu và thực hiện các giải pháp nông nghiệp công nghệ cao như nuôi cấy mô, lai tạo giống mới, khảo nghiệm về các giống cây trồng tại địa phương và triển khai việc hợp tác sản xuất trong nước, quốc tế. 

Bên cạnh Trung tâm này, Đà Lạt còn có Công ty Rừng hoa Đà Lạt, đây là hai trong số những “ngân hàng cây giống” của địa phương, góp phần quan trọng vào việc chuyển giao công nghệ, cung cấp nhiều giống mới, giống sạch có năng suất cao cho nông dân, doanh nghiệp trong vùng và các tỉnh thành có điều kiện khí hậu tương tự như ở Đà Lạt – Lâm Đồng.

Những năm gần đây, Đà Lạt xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp tư nhân hoặc có vốn đầu tư nước ngoài như: Kim Bằng, Bio-Organics, An Phu Lacue… 

Các doanh nghiệp này với lợi thế công nghệ hiện đại, nguồn vốn lớn đã góp phần hình thành nên những trang trại trồng rau, hoa quy mô và hiện đại ở Đà Lạt.​

Theo vietnamplus.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 188


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 867975

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64853919