17:10 EST Thứ sáu, 17/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người Việt đang ăn ít thịt nhập khẩu hơn

Thứ ba - 04/04/2017 10:33
Chiều nay 4.4, Bộ NNPTNT đã tổ chức họp báo thường kỳ quý 2 năm 2017. Tại buổi họp báo này, Bộ NNPTNT đã công bố số liệu cho thấy nhập khẩu thịt lợn trong quý 1 năm nay đã giảm rõ rệt.

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp: mưa dứt trễ ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, mưa trái mùa xảy ra trên diện rộng tại các tỉnh Nam bộ; nắng nóng ở miền Bắc, Bộ NN&PTNT đã tập trung phối hợp với các Bộ, địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ bù, cơ cấu cây trồng phù hợp để nhanh chóng phục hồi sản xuất, ổn định đời sống; có phương án chủ động phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho vật nuôi. 3 tháng đầu năm, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp: mưa dứt trễ ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, mưa trái mùa xảy ra trên diện rộng tại các tỉnh Nam bộ; nắng nóng ở miền Bắc cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

 

nguoi viet dang an it thit nhap khau hon hinh anh 1

Nhập khẩu thịt lợn đã giảm rõ rệt.

Khô hạn, xâm nhập mặn tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Trọng tâm trong 3 tháng vừa qua là theo dõi chỉ đạo tốt gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch lúa Đông Xuân trên cả nước; xuống giống lúa Hè Thu tại các tỉnh ĐBSCL, khôi phục diện tích lúa bị thiệt hại do ảnh hưởng thời tiết tại các tỉnh Nam Trung Bộ; triển khai các giải pháp hạn chế tối đa thiệt hại do mưa trái mùa đối với các công nghiệp lâu năm (cà phê, điều, hồ tiêu) và xử lý ra hoa của vải, nhãn tại Bắc Giang, Hưng Yên.

Tính đến 15.3, cả nước đã gieo cấy được 3.036 nghìn ha lúa Đông Xuân, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Nhìn chung, vụ Đông Xuân năm nay xuống giống muộn hơn năm trước nên tốc độ thu hoạch chậm hơn cùng kỳ, hiện đã thu hoạch được hơn 1 triệu ha, giảm gần 103.000ha, tương ứng giảm 9,3% so với cùng kỳ, ước năng suất lúa Đông Xuân vùng ĐBSCL trên diện tích đã thu hoạch đạt 63,4 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha so năm trước và ước sản lượng cả vụ tại ĐBSCL đạt 9,9 triệu tấn, giảm 1,3%.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn trong năm 2016 tiếp tục ảnh hưởng đến kết quả trồng trọt vụ lúa mùa ở BĐSCL và vụ Đông Xuân ở miền Bắc. Trong đó, vụ lúa mùa của ĐBSCL giảm diện tích 55.000ha, vụ Đông Xuân ở miền Bắc giảm 17.000ha, dẫn đến sản lượng lúa mùa và Đông Xuân quý I năm 2017 tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2016 hơn 330 nghìn tấn. Vì vậy, kết quả chung của ngành trồng trọt cả nước vẫn tăng trưởng âm (- 0,39%).

Mặc dù vậy, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NNPTNT) dự báo, trong quý II năm 2017 trồng trọt sẽ có xu hướng tăng (do lúa Đông Xuân ở miền Bắc phát triển tốt và diện tích lúa còn lại ở ĐBSCL dự báo sẽ có năng suất cao hơn), nhưng đối với chăn nuôi tăng trưởng có thể đạt thấp hơn so với quý I năm 2017 do giá lợn, gà giảm đã ảnh hưởng đến việc tăng đàn. “Biến động giá cả từ tháng 11/2016 cho đến nay không có chiều hướng lợi nhiều cho sản xuất chăn nuôi. Tuy nhiên, theo thống kê, chăn nuôi các đầu số vẫn tăng; Riêng số lượng lợn nái bán ra thấp hơn năm ngoái khoảng 40% cho thấy có chiều hướng co lại, điều tiết hơn” - ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định.

Theo ông Vân, một tín hiệu tích cực trong năm nay là trong 2 tháng đầu năm số lượng nhập khẩu tất cả các sản phẩm chăn nuôi đều thấp hơn năm ngoái. Ví dụ, thịt lợn 2 tháng nhập khẩu 1.667 tấn, thấp hơn năm ngoái 25%; thịt gà nhập 14.970 tấn, thấp hơn năm ngoái 30%, thịt bò không xương 163 tấn, có xương 6.454 tấn, giảm hơn 25,2% so với năm ngoái. “Xu thế nhập khẩu thịt qua 3 năm gần đây càng ngày giảm xuống, chứng tỏ chăn nuôi ở trong nước đã đáp ứng tương đối tốt” – ông Vân khẳng định. Tính đến tháng 3, đàn trâu cả nước giảm 0,1%; đàn bò tăng khoảng 1,5 – 2%; đàn lợn tăng khoảng 1,5 - 2%; đàn gia cầm tăng khoảng 3,2 – 3,8%. Sản lượng thịt trâu tăng 0,2%, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng 3,6%, sản lượng thịt lợn hơi tăng 4,3%, sản lượng thịt gia cầm tăng 5,3%. 

Tình hình nuôi tôm có nhiều dấu hiệu khả quan, diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước 3 tháng đầu năm ước đạt 537,47 ngàn ha, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng ước đạt 68,3 ngàn tấn, tăng 14,14%. Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi từ đầu năm đến nay tương đối ổn định. Cuối tháng 3, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã trình Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025” hướng đến phát triển ngành nuôi, chế biến tôm thành ngành kinh tế nông nghiệp trọng điểm, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Năm nay, do điều kiện thời tiết thuận lợi, các địa phương ở miền Bắc đã triển khai trồng rừng với kết quả cao hơn so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, đã chuẩn bị được gần 162,8 triệu cây giống; trồng rừng mới tập trung ước đạt 23.900ha, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước; rừng được chăm sóc đạt 145.000ha, tăng 0,1%; khoanh nuôi tái sinh đạt 580.000ha, giảm 1,7%; khoán bảo vệ rừng đạt 2.883,3 nghìn ha, tăng 45,3%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 1.684.000m3, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.

Kiểm soát chặt đầu vào, mở rộng thị trường đầu ra

Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP ngành NN&PTNT quý I năm 2017 ước tăng 2,03%, trong đó nông nghiệp tăng 1,38%, lâm nghiệp tăng 4,94%, thủy sản tăng 3,5%. Theo đánh giá của Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, GDP toàn ngành tăng 2,03% vẫn là mức tăng trưởng thấp nếu so với mục tiêu mà Chính phủ giao (tăng 2,8%). Vì thế, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ phải đưa ra chương trình, kế hoạch cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng ngành.

Để triển khai nhiệm vụ trong tháng 4 và quý II năm 2017, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giao Tổng cục Thủy lợi nắm chắc tình trạng hạn hán, thiếu nước sinh hoạt ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, diễn biến mặn ở các tỉnh ĐBSCL, dự báo tình hình trong những tháng tới và đề xuất với Bộ những biện pháp để khắc phục. Đồng thời, đánh giá lại các Quy trình vận hành liên hồ chứa, đồng thời lắp đặt trang thiết bị theo dõi phục vụ công tác điều hành phòng, chống thiên tai và điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và tổ chức các đoàn đi kiểm tra và rà soát về công tác quản lý an toàn hồ chứa, đê điều chuẩn bị cho mùa mưa bão sắp tới.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ cần chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Theo đó, Tổng cục Thủy sản cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống tôm và cá tra, đặc biệt là giống tôm bố mẹ, tôm thẻ chân trắng nhập khẩu, tôm sú; tăng cường kiểm tra các trại giống và thông tin công khai các doanh nghiệp, cơ sở vi phạm để người dân và địa phương biết. Thanh tra Bộ cần rà soát lại kế hoạch thanh tra, đặc biệt tăng cường công tác thanh tra về quản lý chất lượng phân bón, hoạt động công vụ của các cơ quan cấp phép trong lĩnh vực nông nghiệp, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo Cục Chăn nuôi phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu sang thị trường các nước. Cục Thú y tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện Kế hoạch giám sát chuỗi sản xuất chế biến thịt gà xuất khẩu để thúc đẩy xuất khẩu thịt gà chế biến sang thị trường các nước.

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 3 năm 2017 ước đạt 2,9 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2017 đạt 7,6 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, g.iá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2016; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2016; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2016.


Tác giả bài viết: Hà Vũ

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 169


Hôm nayHôm nay : 42092

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 919419

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73966390