03:54 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người chỉ huy giải phóng và tiếp quản Sài Gòn

Chủ nhật - 28/04/2019 12:11
Hơn 40 năm tung hoành trên khắp các chiến trường gian khổ nhất, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện (1922 - 1995) đã tự khẳng định vị trí của một vị tướng tài trong quân đội với nhiều trận đánh nổi tiếng lịch sử.

Đánh Xuân Lộc, mở cửa vào Sài Gòn

Sau chiến dịch Bình Giã (12/1964), Đồng Xoài (5/1965), yêu cầu phải có “quả đấm” lớn trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, ông Hoàng Thế Thiện được điều về tham gia xây dựng Sư đoàn 9 - sư đoàn chủ lực đầu tiên của Nam Bộ.

06-40-47_hong_the_thien_cd
Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

Ngày 2/9/1965, Sư đoàn 9 chính thức ra đời với các cán bộ chỉ huy Hoàng Thế Thiện, Hoàng Cầm, Lê Văn Tưởng, Nguyễn Thế Bôn. Sư đoàn đã tổ chức nhiều trận đánh lớn như chiến dịch Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Bắc Sông Bé, Gian-xơn Xi-ti… Sau đó, ông tham gia chỉ huy Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1/1971) lập nên những chiến công vang dội…

Đặc biệt, tháng 4/1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, Chính ủy Quân đoàn 4 đã chỉ huy cánh quân phía Đông đánh phá cửa ngõ Xuân Lộc, mở đường tiến vào Sài Gòn. Sư đoàn 7 mũi nhọn của Quân đoàn 4, đã giải phóng Xuân Lộc, Biên Hòa và tiến vào Sài Gòn. Trước đó, tháng 2/1975 ông trực tiếp chỉ huy hướng tiến công Dầu Tiếng - Chơn Thành.

Theo Đại tá Hồ Sơn Đài, Cách mạng miền Nam đứng trước tình thế một cuộc Tổng tiến công chiến lược cuối cùng. Trong nhịp điệu hết sức khẩn trương những ngày đầu năm 1975, Quân đoàn 4 triển khai tiến công địch trên hai hướng: quốc lộ 13 và quốc lộ 20. Trực tiếp chỉ huy lực lượng đánh địch trên hướng Dầu Tiếng - Chơn Thành, Chính ủy Quân đoàn Hoàng Thế Thiện đã cùng các đơn vị bộ đội giải phóng quận lỵ Dầu Tiếng, tiến công địch ở An Lộc - Chơn Thành, rồi lật cánh, cùng lực lượng toàn Quân đoàn thực hành trận đánh 12 ngày đêm ở Xuân Lộc, mở toang “cánh cửa thép” phòng ngự phía đông của địch, phát triển đánh chiếm Trảng Bom, sân bay quân sự, căn cứ quân khu 3, quân đoàn 3 ngụy ở thị xã Biên Hòa; từ đó tiến về dinh Độc Lập, giải phóng thành phố Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Đại tá Hồ Sơn Đài cho rằng, chặng đường chiến đấu của Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện ở Nam Bộ gắn liền với các đơn vị chủ lực, với quá trình xây dựng, chiến đấu và công tác của lực lượng vũ trang chủ lực ở Nam Bộ, từ trung đoàn đến cấp quân đoàn.

“Ông có mặt hầu khắp chiến trường Nam Bộ, từ miền Tây, miền Trung lên miền Đông và thành phố Sài Gòn, từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến kháng chiến chống đế quốc Mỹ và những ngày tháng sôi động sau khi đất nước hòa bình, thống nhất”.

Ông Nguyễn Quốc Trung một thành viên được giao làm nhiệm vụ quân quản Sài Gòn những ngày đầu vừa giải phóng kể lại: “Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện với tư cách là Chính ủy Quân đoàn và là Thường vụ Thành ủy Thành phố Sài Gòn - Gia Định đã chỉ đạo các đơn vị phải chăm lo đến đời sống nhân dân. Ngày ấy, nhiều phường, khóm, chưa có cán bộ, nhân viên, bộ đội phải đảm đương mọi việc, trước mắt là cứu trợ cho các gia đình thiếu đói. Tôi không ngờ, ở thành phố được xem là “Hòn ngọc Viễn Đông” này lại có nhiều người không đủ gạo ăn hàng ngày đến thế, nhất là những gia đình từ nông thôn chạy bom đạn lên đây dựng chòi bám theo hai bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè”.

06-40-47_hong_the_thien_sg_1975
Hơn 40 năm tung hoành trên khắp các chiến trường gian khổ nhất, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện (1922 - 1995) đã tự khẳng định vị trí của một vị tướng tài trong quân đội với nhiều trận đánh nổi tiếng lịch sử.

 

 
Xem thêm
Dòng Nhiêu Lộc - Thị Nghè dưới thời Chính phủ Việt Nam cộng hòa là những khu ổ chuột bám bíu, những gia đình chui rúc trong căn chòi vá víu bằng giấy dầu. Để mưu sinh, những cư dân ở đây đã phải làm rất nhiều việc có tên và không tên, nhiều nhất là lượm ve chai trên những đống rác khổng lồ.
“Đồng chí Hoàng Thế Thiện là một cán bộ cao cấp của Đảng, một vị tướng của Quân đội. Đồng chí đã từng đảm nhiệm những chức vụ quan trọng. Suốt đời chiến đấu vì sự nghiệp của Đảng, của dân tộc. Đồng chí có ưu điểm nổi bật là dù ở cương vị nào cũng là tấm gương đoàn kết và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đồng chí, đồng đội tin yêu” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp).

Chính ủy Hoàng Thế Thiện đã cùng với các tổ công tác quân quản gặp nhân dân, lấy nguyện vọng, ai muốn trở về làng xóm cũ sẽ có xe bộ đội đưa về. Vậy là hàng ngày có hàng chục chuyến xe đưa đồng bào về quê cũ và có chiến sỹ đi cùng để giúp đỡ rà tháo chất nổ, dựng nhà cho đồng bào.

“Chính những biện pháp kịp thời này đã giảm áp lực người vô gia cư cho thành phố, tạo được cho họ cơ ngơi sinh sống trong làng ấp, họ làm việc trên cánh đồng do cha ông khai khẩn. Nói cho cùng, cuộc kháng chiến của chúng ta cũng là để giải phóng đất đai, tạo cho con người thể hiện năng lực lao động”, ông Nguyễn Quốc Trung cho biết.
 

Một chính ủy tử tế hiếm gặp

Trong hồi ức của Thiếu tướng Nguyễn Dũng Chi (1927 - 2018), nguyên Phó Cục trưởng Cục Khoa học Quân sự Bộ tổng Tham mưu (nay là Cục Khoa học quân sự, Bộ Quốc phòng), Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện là “một chính ủy khá chân tình, tử tế, hiếm khi gặp”. Với suy nghĩ “chống Mỹ mà ở hậu phương để lên cấp lên chức thì không gì xấu hổ bằng”, trung tá Dũng Chi được bổ nhiệm làm tham mưu phó sư đoàn để đi B, vào Nam chiến đấu. Từng trải qua nhiều trận đánh ác liệt trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là tại đồi A1 trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Dũng Chi nổi tiếng gan dạ và cũng… bướng. Chỉ huy đánh Mỹ ở Khe Sanh, Dũng Chi được gặp Chính ủy Hoàng Thế Thiện mà ông đánh giá là “một con người khôn ngoan, giữ nguyên tắc nhưng khá bao dung”.

06-40-47_dsc_2983
Phố Hoàng Thế Thiện tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đến khi sắp về làm Chính ủy 559 với Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên, ông Hoàng Thế Thiện rủ ông Dũng Chi cùng về. Ông nói: “Cậu ở đây không nổi đâu. Tớ còn ở đây, cậu sống được, nhưng tớ sắp về 559 với anh Đồng Sỹ Nguyên rồi”. Thì ra, cũng chỉ tại Dũng Chi hay cãi cấp trên mà chỉ Hoàng Thế Thiện mới nghe được những lời cãi đúng ấy.

Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1977-1982). Ông từng giữ chức vụ Chính ủy của nhiều đơn vị khác nhau nên còn được mệnh danh là "Vị tướng Chính ủy". Tên của ông đã được đặt cho các tuyến đường tại Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, TP Hải Phong…

Theo Mai Sơn/ Nông nghiệp

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 297

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 296


Hôm nayHôm nay : 37334

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 300897

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73347868