09:22 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người dân Sơn La: Vượt khó nhờ chăn nuôi

Thứ tư - 08/01/2014 02:29
Theo anh Quàng Văn Phiêu ở bản Pó Lý, xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn (Sơn La): “Chăn nuôi rất quan trọng với kinh tế hộ. Dù nghèo nhưng nếu nuôi thêm được 5-7 mái gà, 1-2 con lợn hoặc 3-4 con dê là mỗi năm tăng thu thêm tiền triệu đấy...”.
Tích tiểu thành đại

Anh Phiêu được công nhận là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi 5 năm liền, với mức thu nhập mỗi năm cả tỷ đồng từ trồng ngô và kinh doanh dịch vụ nông sản. Nhưng khi đến nhà anh Phiêu, chúng tôi vẫn thấy có nhiều chuồng trại chăn nuôi gà, lợn... 

Anh nói: “Làm nông dân thì phải biết chú trọng chăn nuôi. Kiểu chăn nuôi nhỏ lẻ ấy, nếu không làm nguồn thực phẩm để đảm bảo thức ăn cho gia đình thêm tươi, thì sau nhiều ngày có thể bán được tiền triệu ngay. Ngay cả lúc tôi còn đói nghèo vẫn nuôi mấy con lợn, chục con gà, vịt. Tuy cũng có ngày chẳng có gì cho chúng ăn nhưng cuối năm vẫn bán được mấy triệu bạc. Thế là có một khoản vốn để nhân đàn lớn hơn trong năm sau. Vợ chồng tôi đã đi lên bằng cách ấy và bây giờ tôi vẫn thích chăn nuôi nhưng với số lượng lớn hơn nhiều...”. 

Dù đất sản xuất chật chội, nông dân xã Cò Nòi (Mai Sơn, Sơn La) vẫn chọn giải pháp chăn nuôi gia súc nhốt chuồng để tăng cao thu nhập.
Dù đất sản xuất chật chội, nông dân xã Cò Nòi (Mai Sơn, Sơn La) vẫn chọn giải pháp chăn nuôi gia súc nhốt chuồng để tăng cao thu nhập.

Đến với bản Kích, xã Pác Ma- Pha Khinh của huyện Quỳnh Nhai, nơi cả bản đều có mức thu nhập ở diện nghèo và cận nghèo nhưng hầu như nhà nào cũng có mấy con gia cầm, vài con lợn thịt, lợn nái... 

Ông Hoàng Văn Dun - cán bộ bản giải thích: “Đây là cách xoá nghèo túng của chúng tôi. Bản vận động nhà ai cũng cố gắng nuôi lấy mấy con gia súc, gia cầm truyền thống, hộ có điều kiện hỗ trợ hộ khó khăn để tạo con giống cho nhau. Khi vào năm học mới, dịp tết, bán mấy con gà, con lợn là có tiền sắm quần áo mới cho con, thậm chí mua được cả tivi, đầu đĩa để nâng cao chất lượng cuộc sống”. 

“Nhưng chăn nuôi kiểu này cũng phải biết cách. Dân nghèo thì chỉ chăn nuôi bằng phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn rơi vãi, kiếm được trên rừng, thậm chí bỏ đói vật nuôi mấy ngày. Vì thế đừng có chọn những giống con vật nuôi công nghiệp vì đói, rét là chúng chết ngay. Phải nuôi lợn bản, gà bản thì chúng mới biết tự tìm thức ăn. Phải nuôi số lượng ít theo kiểu tận thu và dứt khoát phải tiêm phòng dịch bệnh” - ông Dun cho hay. 

Chăn nuôi để xóa nghèo túng

Sơn La hiện có đàn gia súc lớn nhất vùng Tây Bắc với gần 158.400 con trâu, trên 195.600 con bò, hơn 463.000 con lợn, đàn dê có tới 146.132 con... 

Tuy là tỉnh miền núi với 80% dân số làm nông nghiệp, lợi thế đồng cỏ và thức ăn chăn nuôi sẵn có, nhưng nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Sơn La vẫn chưa được quan tâm và minh chứng là khá nhiều nguồn thực phẩm cùng những giống vật nuôi truyền thống lợn, gà, vịt, trâu, bò… vẫn phải nhập từ nơi khác về. Phải tới gần đây, nghề chăn nuôi nông hộ mới được quan tâm đúng mức. 

Nói quan tâm đúng mức là vì có Nhà nước đổ vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn nuôi, còn người dân cũng dồn lực vào chăn nuôi. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La, năm 2013 dù có nhiều bất lợi về thời tiết, dịch bệnh, giá cả nhưng kết quả chăn nuôi vẫn tăng trưởng mạnh, đóng góp gần 50% vào tổng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp của tỉnh. 

Trong đó, đàn trâu tăng 3%, đàn bò tăng 9,3%, đàn lợn tăng 18,4%, đàn dê tăng 20%, đàn gia cầm giảm 1,2%; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại tăng 35,7%, sản lượng sữa bò tươi tăng 22,1% và quan trọng nhất là “cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong tỉnh”. 

Ông Mùa A Tu - dân bản Bún, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, từng chăn nuôi tới mấy chục con trâu, bò trong nhiều năm qua, tâm sự: “Bây giờ Nhà nước quan tâm, cho cán bộ dạy cách làm, cho dân vay vốn, cấp nhiều con giống tốt, có dịch vụ chăn nuôi, có cán bộ thú y bám dân, bám bản nên chăn nuôi thuận lợi lắm. Nhưng khổ nhất vẫn là thời tiết và dịch bệnh, nếu người dân được hỗ trợ tốt hơn để giảm thiểu thiệt hại về giá rét và dịch bệnh thì chắc chắn nghề chăn nuôi sẽ phát triển hơn nhiều”. 
Nguồn: danviet
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 224

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 222


Hôm nayHôm nay : 47487

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 998516

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72681225