21:25 EDT Thứ sáu, 28/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người nông dân hơn 20 năm gắn bó với cây bưởi Phúc Trạch

Thứ tư - 25/09/2019 10:25
Nói đến bưởi Phúc Trạch phải nhớ đến huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh), nơi đây được xem là cái “nôi” hình thành nên một loại quả đặc sản đã có thương hiệu trên mọi miền. Và những người nông dân nơi đây đã cùng với cây bưởi Phúc Trạch trải qua nhiều thăng trầm để đến bây giờ loại quả này vẫn giữ nguyên được độ ngon, ngọt đúng với hương vị của nó. Là một người nông dân cần cù, chịu khó, ham học hỏi và đầy ý chí quyết tâm, ông Lê Văn Tỵ ở xóm 8, xã Hương Thủy (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã gây dựng và phát triển giống bưởi thương hiệu này hơn 20 năm nay.

Ðến xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, tìm đến vườn bưởi của người nông dân Lê Văn Tỵ để tìm hiểu mô hình trồng bưởi đạt hiệu quả, mới thấu hiểu được công lao vất vả của người ươm mầm và phát triển giống bưởi Phúc Trạch tại huyện miền núi này. Nhìn những  gốc bưởi đã hơn 20 năm tuổi mà vẫn tràn đầy sức sống, thế mới biết rằng ông đã bỏ ra biết bao mồ hôi công sức để có được trang trại bưởi trù phú như hôm nay.

Đứng bên những gốc bưởi “già” và ông nhớ lại những năm tháng đầy khó khăn khi mới lập nghiệp, “mới đó mà những gốc bưởi này đã 20 năm tuổi rồi”. Ngày ấy, còn vất vả nhiều lắm. Là xã miền núi, nắng thì nứt đất nẻ đai, mùa mưa thì ngập lụt. Hương Thủy về mùa này nghe chuẩn bị mưa bão là người dân đã chuẩn bị tinh thần để “sống chung với lũ” rồi. Vì thế, làm lúa, làm màu cũng khó khăn lắm. Cứ nghĩ, ngày trước cha mẹ cứ trồng mì, trồng khoai khi được khi mất, cuộc sống khó khăn biết bao. Lúc đó, vợ chồng tôi cũng trăn trở mãi để tìm hướng làm ăn. Trong lúc đang bế tắc thì năm 1994, khi Nhà nước triển khai giao đất, giao rừng theo Nghị định 02/CP của Chính phủ cho các hộ gia đình, tập thể sử dụng lâu dài vào mục đích phát triển lâm nghiệp, vợ chồng tôi đã nhận khu đồi này và quyết tâm lập nghiệp. Những năm đó, giao thông đi lại khăn, hai vợ chồng đã phải tốn biết bao công sức mới cải tạo được vùng đồi này trở thành trang trại trồng bưởi như bây giờ. Lúc đầu thì tôi kết hợp trồng keo tràm, trầm gió và một số loại cây ăn quả với chăn nuôi bò. Trong vườn nhà thì nuôi thêm gà, lợn với mục đích “lấy ngắn, nuôi dài”, vì thế cuộc sống của gia đình tôi dần được cải thiện. 

Sau nhiều lần tìm hiểu thì đến năm 1998, ông Lê Văn Tỵ đã mua được một ít giống bưởi để trồng thử nghiệm xem thích nghi với vùng đất này không. Cũng phải trải qua biết bao lần thất bại nhưng với ý chí kiên trì, quyết tâm và cả sự sáng tạo, ông đã dần đúc rút được nhiều kinh nghiệm và nhận thấy cây bưởi Phúc Trạch rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nơi đây. Từ đó, ông dần tìm đến các trung tâm giống cây trồng nhằm tìm giống bưởi Phúc Trạch đảm bảo chất lượng để mua về trồng. Đến tận bây giờ, ông Tỵ đã khẳng định được vườn bưởi gia đình có thương hiệu đến các tỉnh thành trên cả nước.

Đặc biệt, năm 2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã thực hiện mô hình trồng bưởi Phúc Trạch theo tiêu chuẩn VietGAP và ông đã mạnh dạn tham gia mô hình. Là người trồng bưởi có thâm niên cộng thêm tính ham học hỏi nên khi tham gia mô hình này, ông đã nhanh chóng nắm bắt được các quy trình kỹ thuật cần chú trọng theo từng thời điểm cũng như giúp ông nắm rõ hơn đặc tính của cây bưởi, cách đầu tư, chăm sóc hợp lý để giảm chi phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả về chất lượng và năng suất đến khi thu hoạch. Vì thế, vườn bưởi của gia đình ông Tỵ năm nào cũng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao nhất nhì so với các hộ dân trồng bưởi trong toàn xã. Không những thế, những quả bưởi của gia đình ông luôn có mẫu mã đẹp, vị ngọt, ngon nên bán được giá thành cao hơn.

Ông Lê Văn Tỵ bên vườn bưởi Phúc Trạch sai trĩu quả của gia đình

Đến nay, ông đã dần mở rộng diện tích lên 4 ha, ngoài 300 gốc đã cho quả thì còn có thêm 200 gốc được trồng mới từ 2 đến 3 năm tuổi. Bình quân mỗi gốc bưởi như vậy có từ 100 -130 quả cho thu hoạch. Năm nào, cứ gần đến mùa thu hoạch, vườn bưởi nhà ông đều được thương lái đặt hàng, ước tính, mỗi năm gia đình ông thu lợi trên 500 triệu đồng từ cây bưởi.

Ông Lê Văn Tân – Phó Chủ tịch UBND xã Hương Thủy cho biết: Năm nay, do nắng hạn kéo dài, đến mùa thu hoạch lại gặp mưa lũ nên hầu hết năng suất bưởi trên toàn xã có giảm đáng kể nhưng chất lượng bưởi không hề thua kém các năm trước. Ông Lê Văn Tỵ là một trong những hộ dân có thâm niên trồng bưởi Phúc Trạch và là người đi đầu, nhạy bén trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh vườn bưởi nên trang trại trồng bưởi của ông luôn mang lại hiệu quả cao hơn so với nhiều hộ khác trong xã. Bên cạnh chăm sóc tốt vườn bưởi gia đình, ông luôn sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm trồng bưởi của mình với các hộ dân xung quanh cũng như đến tham quan tại vườn. Ông Lê Văn Tỵ xứng đáng là tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương./.

Nguyễn Hoàn

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh/ Khuyến nông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: hương

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 217

Máy chủ tìm kiếm : 34

Khách viếng thăm : 183


Hôm nayHôm nay : 54302

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1806744

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63888966