05:44 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người nông dân thu hàng trăm triệu nhờ “tận dụng” tán rừng

Thứ hai - 22/08/2016 05:44
Quyết tâm gắn bó với kinh tế đồi rừng cùng với sự năng động, sáng tạo trong tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, gia đình ông Nguyễn Văn Định ở thôn Nòn, thị trấn Thanh Sơn (Sơn Động, Bắc Giang) đã thành công với mô hình trồng cây ba kích tím dưới tán rừng. Mô hình vừa giúp tận dụng diện tích đất đồi vừa mang lại cho ông thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.
Ông Định bên diện tích trồng thử cây ba kích tím

Năm 2012, được cán bộ Hội Nông dân, cán bộ khuyến nông trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật, gia đình ông Nguyễn Văn Định đã đầu tư vốn để trồng khoảng gần 3.000 cây ba kích tím dưới tán rừng keo. Theo đó, cây ba kích vừa tận dụng tốt diện tích đất đồi phía dưới rừng keo vừa không ảnh hưởng đến chu kỳ sinh trưởng của rừng trồng. Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nhất là việc lựa chọn cây giống, đào hố trồng, cải tạo đất, phòng trừ sâu bệnh… nên diện tích ba kích tím của gia đình ông Năng phát triển tương đối tốt.
 
 Đầu năm 2015, lứa ba kích đầu tiên đã cho thu hoạch. Trung bình mỗi khóm ba kích cho thu từ 2,5 - 3 kg củ. Với giá thu mua ba kích tím tại vườn của thương lái vào khoảng 200 - 230 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, gia đình ông Nguyễn Văn Định thu lãi được hơn 120 triệu đồng. Chia sẻ với chúng tôi, ông Định cho biết: “Ban đầu khi mới trồng, tôi cũng rất lo lắng vì trước đó tôi cũng đã trồng thử cây ba kích nhưng không thành công. Bây giờ thì hiệu quả thu được đã rõ ràng. Thời gian tới, gia đình tôi sẽ tiếp tục tăng diện tích trồng cây ba kích để có thêm thu nhập”.
 
Theo kinh nghiệm của ông Định, ba kích tím là cây trồng khá phù hợp với điều kiện tự nhiên và phương thức canh tác của người dân ở Sơn Động. Bởi trồng ba kích tím không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, mỗi cây giống có giá khoảng 7.000 đồng, với mật độ trồng 10.000 cây/ha thì tiền cây giống cho 1 ha vào khoảng 70 triệu đồng. Trên thực tế, cây ba kích tím khi còn nhỏ có đặc tính là cây chịu bóng, trong những năm đầu trồng nếu không tận dụng được diện tích rừng trồng có sẵn thì người dân còn phải trồng cây che phủ hoặc làm dàn che cho cây. Thế nên, việc cây ba kích tím dưới tán rừng trồng là vô cùng hợp lý. Nhờ cách làm này mà gia đình ông Nguyễn Đình Năng đã tiết kiệm được lượng chi phí không nhỏ do không phải làm dàn che cho cây; đồng thời lại tiết kiệm và có thể sử dụng tối đa diện tích đất trồng.
 
Hiện nay, giá củ ba kích khô đã qua sơ chế biến động từ 700 nghìn đến 800 nghìn đồng/kg; củ tươi có giá khoảng trên 200 nghìn đồng/kg. Quá trình trồng ba kích tím dưới tán rừng, nếu thực hiện đúng quy trình thì đến thời điểm thu hoạch, tỷ lệ cây sống có thể đạt tới trên 80%. Khi đó, giá trị kinh tế thu được từ cây ba kích tím sẽ gấp 10 lần trồng keo, bạch đàn.
 
Đặc biệt, từ cuối năm 2015, ông Định đã tiến hành nhân giống thành công cây ba kích tím. Đồng thời, nhằm tận dụng tối đa diện tích đất đồi, ông cũng bước đầu triển khai trồng thử cây ba kích tím trên diện tích sườn đồi sau khi đã khắc phục độ dốc.
 
Từ kết quả tích cực của mô hình trồng cây ba kích dưới tán rừng, mới đây, Huyện ủy Sơn Động đã ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển trồng cây ba kích dưới tán rừng, cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, phấn đấu Sơn Động sẽ có khoảng 20 ha trồng ba kích các loại; đồng thời, từng bước xây dựng thương hiệu ba kích Sơn Động để nâng cao hiệu quả kinh tế từ loại cây dược liệu quý này.

Theo Dân việt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 194

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 192


Hôm nayHôm nay : 46743

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1184847

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71412162