22:23 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người sở hữu 170 ha đất, làm nông nghiệp sạch vẫn chưa thỏa mãn

Chủ nhật - 04/12/2016 21:46
Không muốn đất nằm yên, không muốn những đồng tiền nghỉ ngơi, tích tụ thêm được bao nhiêu đất là anh Lường Văn Sương (xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) lại đêm ngày nghĩ cách làm mới mới…

Chanh leo trong sương

Đầu năm 2016, khi thuê thêm được 10ha đất với thời gian 50 năm, anh Sương liền nghĩ ngay đến việc đưa một giống cây trồng hoàn toàn mới về quê mình đó là chanh leo.

 nguoi so huu 170 ha dat, lam nong nghiep sach van chua thoa man hinh anh 1

 Anh Sương kiểm tra sâu bệnh trên cây chanh leo  

Rời trang trại bò, chúng tôi tiếp tục thẳng tiến đến vườn chanh leo nằm trên núi Pà Ò. Khoát một vòng tay chỉ những thửa đất mênh mông đang bị bỏ hoang hai bên đường, anh Sương nói đầy nuối tiếc: “Người dân ở đây đa số chỉ trồng ngô hoặc sắn một vụ rồi để đất đấy, nếu năm nay được mùa, được giá thì năm sau làm tiếp còn không thì bỏ hoang. Có nhiều hộ trong xã không canh tác gì nhưng cũng không chịu cho ai thuê hoặc bán, rất lãng phí. Trong khi đó, ở tỉnh Phú Thọ kế bên, tôi thấy từ chân cầu thang nhà sàn trở ra, đất đều được người dân tận dụng từng ly từng tí”.

Lúc này nắng đã lên cao, trước mắt tôi 10ha chanh leo đang dần hiện ra với một màu xanh mướt mát bao trùm cả đỉnh núi Pà Ò. Những giọt sương sớm còn đọng lại trên lá, trên cành đang dần tan đi dưới nắng. Hàng ngàn dây chanh đầy quả xanh, quả chín rủ xuống như những tấm rèm xanh treo giữa trời đất.

Đầu năm, sau khi thuê được đất, anh Sương lập tức đi vốn vay ngân hàng đồng thời bỏ ra một lúc 1,2 tỷ đồng để đầu tư mở đường vận chuyển, cải tạo đất đai, mua cây giống, vật tư phân bón… 10ha chanh leo sau 6 tháng xuống giống đến nay một nửa vườn đã cho thu, trung bình mỗi tuần được 4 tấn. Sang năm, mùa thu hoạch thứ 2 vườn chanh sẽ cho sản lượng gấp đôi hiện nay.

Lúc tôi đến, hàng chục nhân công đang tập trung hái chanh và đóng hộp để kịp vận chuyển xuống Hà Nội ngay trong ngày. Lương nhân công của trang trại mỗi ngày được trả từ 100 đến 150 ngàn tùy theo năng suất lao động. Người đeo gùi hái thì được trả ít hơn người vác hàng, phân loại, đóng hộp.

 nguoi so huu 170 ha dat, lam nong nghiep sach van chua thoa man hinh anh 2

 Vườn chanh leo trải dài trên núi Pà Ò  

Do giá cả thất thường, hiện anh Sương đang giao đến đầu mối thu mua với giá chỉ 10.000 đồng/kg, tuần trước lúc sốt hàng thì bán được 15.000 đồng/kg, hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái. Do quả chanh leo sau khi hái chỉ để được khoảng 2 tuần, nếu không bán được thì sẽ phải đổ bỏ, nên thu hoạch xong không thể ôm hàng ngồi đợi giá lên cao được.

Theo anh Sương, đầu tư trồng cây quả như chanh leo thật sự rất mạo hiểm không giống như trồng rừng, không bán được thì chăm sóc để năm sau lại bán. Trước mắt với giá bán cho thương lái hiện tại, cây chanh leo đang hòa vốn thậm chí còn lỗ. Nếu tính cả công hái và công vận chuyển thì giá phải trên 10.000 đ/kg mới có lợi nhuận. Tuy vậy, anh Sương vẫn muốn tiếp đầu tư mở rộng thêm vườn chanh và tìm kiếm thêm thị trường cho vụ chanh tới, không muốn bỏ hoang một miếng đất nào khi đã có trong tay.  

Xây dựng sản phẩm sạch

Dẫn tôi tiến sâu thêm vào trong vườn, anh giới thiệu thêm về mô hình chăn nuôi mới. Dưới vườn chanh leo, lúc này khoảng vài chục con gà đang chạy khắp nơi đào bới kiếm ăn.

Anh Sương tâm sự, hiện đang nuôi thử nghiệm 100 con gà ta thả rông dưới vườn, những con gà này sẽ tìm sâu dưới đất giảm bớt sâu bệnh cho cây chanh. Ngoài ra, những con gà được thả rông này khi lớn lên thịt sẽ săn chắc, ngon hơn, bán được giá hơn so với kiểu nuôi nhốt. Dự định sang năm khi cậu con trai đầu học xong Cao đẳng thú y anh sẽ đầu tư nuôi thêm khoảng 1.000 con gà nữa.

Tiện tay hái một quả chanh leo bẻ ra đưa tôi một nửa ăn thử, anh Sương cho hay, vườn của anh không hề dùng thuốc trừ sâu khi canh tác cũng như khi làm đất không hề dùng thuốc trừ cỏ. Ngày đầu làm đất chỉ có anh và 8 người nhân công đi phát cỏ cả tuần, sau này thuê được thêm người anh mới chịu nghỉ chứ không vì sợ mất thời gian, công sức mà dùng thuốc trừ cỏ cho nhanh.

Anh Sương từng bị ám ảnh khi nhìn thấy một đàn gà con thì bị sùi mỏ, con thì bị teo chân do từng đào bới thức ăn ở nơi vừa phun thuốc diệt cỏ. Sau lần đó, mỗi lần họp với bà con trong xã anh luôn tuyên truyền tác hại của thuốc trừ cỏ đến người dân, đồng thời chủ động phát động phong trào bỏ thuốc diệt cỏ trong xã.

 nguoi so huu 170 ha dat, lam nong nghiep sach van chua thoa man hinh anh 3

 Nuôi gà thả rông dưới vườn chanh leo  

Lúc đầu vẫn ít người nghe theo, nhưng khi được giải thích tác hại của thuốc trừ cỏ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người phun mà còn ảnh hưởng đến cả thế hệ sau. Người dân chỉ được chút lợi trước mắt mà sau này sẽ tốn tiền chữa bệnh. Nhờ vậy, xã Đồng Chum vừa ra Nghị quyết từ đầu năm 2017 sẽ cấm dùng thuốc trừ cỏ hoàn toàn.

Nếu ham lợi trước mắt mà không nghĩ đến lâu dài như việc dùng thuốc trừ cỏ, anh Sương đã có thể giàu nhanh chóng mà không cần hàng ngày phải “đầu tắt mặt tối” với nghề nông.

Cách đây 10 năm trong lúc cuộc sống vẫn còn khó khăn, một số đối tượng ở “Hang Kia, Pà Cò” đã rủ rê anh em nhà anh Sương để mở đường vận chuyển ma túy mới từ Lào qua Đà Bắc về Hà Nội. Nếu tiếp tay thì cơ hội làm giàu sẽ rất nhanh chóng nhưng các anh đã từ chối thẳng vì muốn bản thân làm giàu một cách chính đáng. Bởi thế mà cả xã Đồng Chum đến nay vẫn không có một đối tượng nào nghiện ma túy.

Trên đường về, tôi được biết anh Sương là người có nhiều cái đầu tiên trong xã. Đầu tiên mua ô tô vận tải, đầu tiên thuê đất lập vườn, đầu tiên vận động không dùng thuốc diệt cỏ, đầu tiên mở một chợ phiên…

Cách đây 3 năm, Đồng Chum vẫn chưa có chợ, nhìn thấy bà con trong xã mình phải vất vả mỗi lần xuống Mường Chiềng để đi chợ phiên, phải mua mọi thứ với giá đắt anh đã lên gặp Chủ tịch huyện để xin được xây dựng chợ phiên tại quê mình. Khi xin được cơ chế, anh Sương đã đầu tư xây dựng một khu chợ với gần 80 gian hàng trên một khu đất rộng gần 1.000m2 bỏ hoang giữa xã, giá cho thuê mỗi gian được anh thu khoảng 20.000 đồng trong một phiên họp chợ.

Tuy vậy, mỗi năm anh chỉ thu phí 10 tháng còn 2 tháng “đói” anh miễn phí cho bà con đến bán, chợ Đồng Chum từ đó họp vào thứ hai mỗi tuần. Từ ngày có chợ mọi mặt hàng tiêu dùng đều hạ giá, như 1 cân thịt lợn đã từ 120.000đ xuống 80.000đ, giảm bớt khó khăn chi tiêu cho bà con nơi đây…

Đối với anh Sương, người dân tộc Tày, tích tụ được 170ha đất có lẽ vẫn chưa đủ, có càng nhiều đất anh càng có thêm cơ hội xây dựng nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả để bà con trong xóm Nà Lốc làm theo, cố gắng dần dần loại bỏ cây ngô cây sắn ở vùng đất này khi giá ngô, giá sắn không đủ công sức người dân chăm trồng.

Theo Mạnh Tuấn (Nông Nghiệp Việt Nam)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 195

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 194


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1165049

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71392364