20:04 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người trồng na Chi Lăng chưa vui vì na VietGAP vẫn bán trôi nổi

Thứ sáu - 24/08/2018 05:49
Lạng Sơn hiện có khoảng 3.000ha na, doanh thu khoảng 800 tỷ đồng/năm. Với thương hiệu và chất lượng, na Chi Lăng đang hướng mục tiêu xuất khẩu bền vững.
img_2599.JPG
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, doanh nhân Trung Quốc, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Lạng Sơn thăm vùng na GlobalGAP của nhóm hộ ông Lưu.

Giá na GlobalGAP cao hơn 30%

Hiện, diện tích na Lạng Sơn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 161,96 ha, chuẩn GlobalGAP là 5ha; số còn lại đều được cam kết sản xuất an toàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Na Lạng Sơn chủ yếu được trồng tại các xã, thị trấn của 2 huyện Chi Lăng và Hữu Lũng, những sườn núi đá vôi, thung lũng... trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Vi Ngọc Lưu, thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng (Chi Lăng), nhóm trưởng nhóm sản xuất GlobalGAP, cho biết, Lạng Sơn đã mời các nhà giám định độc lập quốc tế giám định toàn bộ diện tích trồng na, và đã có 8 hộ, với 5ha, đạt tiêu chuẩn sản xuất GlobalGAP. Trong nhóm của ông, người nhiều nhất có 1,5ha na  sản xuất theo GlobalGAP, thấp nhất 0,5ha.  

Được biết, na sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP giá bán cao hơn na thường khoảng 30%. Đầu vụ na năm 2018, giá na thường 40.000 - 50.000 đồng/kg; giá na GlobalGAP 60.000 - 80.000 đồng/kg.

Gia đình ông Lưu có 200 cây na GlobalGAP, đã thu hoạch trên 1 tấn (bình quân 5kg/cây), giá bán tại vườn 50.000- 55.000 đồng/kg. Tính đến giữa vụ, đã có thu nhập 80 - 90 triệu đồng, từ nay đến hết vụ còn khoảng 5 - 6 tấn nữa.

Ngoài ra, ông Lưu còn có 3ha na an toàn, đã thu hoạch được một nửa, dự kiến còn khoảng 3 - 4 tấn. Tính riêng mùa vụ năm 2016 - 2017, gia đình ông thu lãi  trên 200 triệu đồng/năm.

Bên cạnh hướng sản xuất na GlobalGAP, nhiều hộ dân ở đây cũng tập trung trồng na VietGAP mang lại hiệu quả cao. Đơn cử như hộ ông Hứa Văn Đèn, Tổ trưởng Tổ sản xuất na VietGAP, thị trấn Chi Lăng. Ông Đèn cho biết, tổ của ông  sản xuất theo chuẩn VietGAP năm 2014, với tổng diện tích 8,34ha/16 hộ. Lúc đầu chưa vào tổ sản xuất, bà con chưa ai biết bón phân vi sinh hữu cơ, nên na xấu, không thơm ngon như bây giờ. Từ năm 2015 đến nay, tất cả đều bón phân vi sinh hữu cơ, đất tơi xốp, na đẹp, quả đồng đều và thơm ngon.

Theo ông Đèn, hiện, điều khó khăn nhất cho bà con trong tổ là việc xúc tiến thương mại, tìm đầu ra ổn định cho na. Bản thân ông đã từng xuống Hà Nội nhiều lần, song chưa tìm được mối hàng ổn định cho ông và cả nhóm; giá bán chưa cao. Ví như, tại một số siêu thị Hà Nội, do chưa quen khách, nên họ trả giá thấp (35.000 - 37.000 đồng/kg), không đủ chi phí đi lại. Trong khi ở Lạng Sơn, nếu gặp mối cũng đã bán được 30.000 đồng/kg tại vườn và 35.000 - 40.000 - 50. 000 đồng/kg tại huyện Chi Lăng, hoặc TP. Lạng Sơn.

“Nói về sản phẩm na Chi Lăng, tại thời điểm này, có ế hay không? Thực sự là không ế, nhưng na đạt chuẩn VietGAP mà phải bán trôi nổi trên thị trường, giá cả bấp bênh, thì bà con chưa vui”, ông Đèn nhấn mạnh.

Hướng tới xuất khẩu bền vững

Na Chi Lăng hương vị thơm ngon và có nét đặc trưng riêng, nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện, Lạng Sơn có 2 giống na là na dai và na bở, có thể phân thành 2 loại: Na mắt giấy vỏ mỏng, thịt dày; na mắt gỗ vỏ dày, trọng lượng quả lớn; nếu phân theo màu sắc có 2 loại:  mắt trắng và mắt hồng. Mặt khác, na Chi Lăng còn nổi tiếng vì hàm lượng đường, chất dinh dưỡng cao và đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Na Lạng Sơn có thể trồng quanh năm, song, chủ yếu tập trung vào vụ xuân (tháng 2 - 3 đương lịch). Thời gian thu hoạch, từ khi na ra hoa đến khi chín, khoảng 4 tháng: Thường từ trung tuần tháng 7 đến hết tháng 9 dương lịch; ngoài ra, còn có một số diện tích gối vụ, cho thu hoạch trong khoảng 1 tháng (tháng 11 dương lịch).

Năm 2018, để duy trì diện tích, năng suất và sản lượng na, huyện Chi Lăng đã phối hợp với Sở khoa học và Công nghệ, Viện Rau quả Trung ương  phục tráng, phát triển, phòng trừ sâu bệnh và chế biến, bảo quản sau thu hoạch; mở lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc; đốn tỉa cành; cách thụ phấn...

Từ đầu năm 2018 đến nay, đã tổ chức 45 hội nghị, với 1.739 lượt người được nghe về sản xuất na an toàn, theo chuẩn VietGAP. Tổ chức chứng nhận lại các diện tích sản xuất na theo chuẩn VietGAP tại thị trấn Chi Lăng (8,34ha) và xã Chi Lăng (30ha). Xây dựng kế hoạch mở rộng diện tích VietGAP 50ha tại xã Mai Sao, xã Chi Lăng; 25ha tại huyện Hữu Lũng đạt chuẩn trong năm 2018.

Hướng dẫn các nhóm hộ duy trì vườn mẫu theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP; vườn mẫu áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt. Tổ chức tập huấn, hỗ trợ các hộ thực hiện vườn mẫu 5 tấn phân vi sinh; xây dựng hệ thống biển, bảng giới thiệu cho khách tham quan. Tổ chức cung ứng 2.200 cây na Thái để mở rộng vùng na giống mới. Tiếp tục cấp phát bao bì, tem nhãn, bao gói, truy xuất sản phẩm na Chi Lăng. Triển khai đồng bộ công tác phòng trừ ruồi vàng đục quả hại na.

Dự kiến, năm 2018, sản lượng na đạt 27.000 tấn, trong đó, na chuẩn VietGAP 1.500 tấn; chuẩn GlobalGAP 48 tấn. Hơn 25.400 tấn sản phẩm còn lại, đều được các hộ cam kết sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn an toàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Được biết, thời gian qua, Lạng Sơn đã kết nối, giới thiệu sản phẩm na tại Hà Nội, ở các điểm như: Trung tâm xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch Hà Nội (số 35, Tạ Quang Bửu); Siêu thị Thương mại Royal City; Trung tâm Triển lãm, giới thiệu Sản phẩm nông nghiệp (số 489 Hoàng Quốc Việt). Mặc dù sản phẩm tiêu thụ chưa nhiều, song, thông qua việc quảng bá na Chi Lăng tại Hà Nội, đã thu hút các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội và tham gia chuỗi liên kết ngày càng nhiều.

Na Chi Lăng chủ yếu được xuất sang Trung Quốc bằng đường biên mậu, tiểu ngạch, khoảng 60%. Số còn lại được bán trên khắp các tỉnh thành cả nước và hệ thống siêu thị.

Đặc biệt, ngày 18/8/2018, tỉnh Lạng Sơn, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức “Hội nghị Kết nối tiêu thụ hàng nông sản các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc”. Nhân dịp này, nhiều doanh nhân Trung Quốc đã đi thăm vùng sản xuất na đạt chuẩn GlobalGAP, VietGAP của Lạng Sơn. Được tận mắt chứng kiến những rừng na với quy trình sản xuất an toàn, chất lượng cao, chắc chắn việc xúc tiến thương mại, tiêu thụ na Chi Lăng sẽ có lối đi rộng mở, thông thoáng hơn, nhờ cung - cầu đã gặp nhau.

Na Chi Lăng đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu năm 2013.

Được tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập “Đặc sản Na Chi Lăng”, và lọt vào tốp 50 loại trái cây nổi tiếng Việt Nam theo Bộ tiêu chí công bố giá trị đặc sản Việt Nam.

Năm 2016, được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cấp Chứng nhận sản phẩm tiêu biểu.

Năm 2017, được Tổng hội Nông nghiệp và PTNT Việt Nam tôn vinh; trao giải thưởng Cúp vàng và chứng nhận đạt Thương hiệu Vàng Nông nghiệp Việt Nam.

 Dương An Như/ Kinh tế nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 224

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 223


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 392434

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73439405