08:21 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nha đam được giá nhờ liên kết sản xuất

Thứ hai - 30/03/2020 03:27
Nha đam dễ trồng, chịu hạn tốt, ít sâu bệnh và năng suất cao. Nhờ sự liên kết với doanh nghiệp, sản phẩm nha đam đã đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân.
Nông dân phường Văn Hải được mùa nha đam.

Nông dân phường Văn Hải được mùa nha đam

Cây nha đam đang được mở rộng trồng, với diện tích 330 ha tập trung nhiều nhất ở phường Văn Hải, Mỹ Bình, Mỹ Hải (thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận). Diện tích dần được mở rộng ở các xã Mỹ Sơn, Quảng Sơn (huyện Ninh Sơn).

Ninh Thuận hiện có hơn 15 cơ sở thu mua và doanh nghiệp liên kết với nông dân thu mua nha đam phân phối đi khắp các tỉnh thành cả nước như: TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Đồng Nai, Long An, Khánh Hòa, Đà Nẵng… và một công ty chế biến các sản phẩm từ nha đam là Công ty Cổ phần Thực phẩm cánh đồng Việt Ninh Thuận.

Công ty đã liên kết với nông dân trồng và thu mua với trên 10 ha để chế biến sản phẩm sản phẩm thạch nha đam tươi và các sản phẩm nước uống đóng chai. Hiện tại đang tiếp tục mở rộng liên kết sản xuất.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Hân, Chủ tịch hội Nông dân phường Văn Hải: “Diện tích trồng nha đam của phường chiếm 86 ha. Cây nha đam khá kén đất trồng, phải là những vùng đất cát, pha mặn một chút thì phát triển mới tốt, nên diện tích không thể tăng được nữa. Do thời tiết nắng nóng, nhu cầu về nha đam tăng mạnh nên giá nha đam cũng tăng theo”.

Cơ sở thu mua của bà Nhung ở phường Văn Hải.

Cơ sở thu mua của bà Nhung ở phường Văn Hải.

Cơ sở thu mua của chị Phan Thị Tuyết Nhung, khu phố 1, phường Văn Hải cho biết: “Mỗi ngày cơ sở chị giao cho các chợ đầu mối TP.HCM, Khánh Hòa, Lâm Đồng khoảng 5 tấn bẹ lớn trên 400gr/bẹ với giá 6.000 đồng/kg.

Hiện tại nhiều nơi khác đặt mua nhưng vẫn không có hàng để giao, tôi đang đầu tư giống và phân bón cho hộ có nhu cầu trồng rồi bao tiêu sản phẩm khi thu hoạch nhằm giữ mối làm ăn lâu dài và có nguồn cung ổn định”.

Ông Lê Văn Dũng - khuyến nông viên, có 8 năm trồng nha đam ở phường Mỹ Hải hào hứng cho biết: “Chi phí đầu tư cho 1.000m2 (1 sào) nha đam mất khoảng trên 10 triệu bao gồm giống cây trồng, nhân công và phân chuồng. Sau khoảng 6 đến 8 tháng từ ngày trồng cây con và chăm sóc, có thể thu hoạch lứa đầu tiên. Một năm, tính trung bình có khoảng 10 đến 11 lần thu hoạch.

Về sản lượng là khoảng từ 4- 6 tấn/sào/ đợt. Với giá thu mua tại vườn hiện tại 3.500 đồng/kg thì chỉ cần thu hoạch đợt đầu tiên nông dân đã có lãi. Với mỗi lần xuống giống cây con có thể cho thu hoạch từ 2-3 năm.

Khi cây nha đam bắt đầu cao, và sản lượng theo đó cũng thấp dần đi thì mình sẽ nhổ hết cây lên, chặt cái phần ngọn đi, để lại thân và gốc khoảng 10 cm để trồng lại, thì sau 3 tháng có thể thu hoạch lại với năng suất đạt như lúc ban đầu. Với 2 sào nha đam, đợt rồi cắt được hơn 10 tấn, trừ các khoản chi phí nhân công, gia đình ông Dũng lãi trên 20 triệu.

Ông Phan Quang Thựu - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho biết: “Nha đam là một loại cây trồng rất có hiệu quả về kinh tế. Hiện tại, tỉnh đã đưa cây nha đam vào danh mục là một trong 12 sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh.

Sở đang phối hợp địa phương cũng như các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác rà soát toàn bộ diện tích đất trên diện rộng để bổ sung cho vùng quy hoạch. Dự kiến đến năm 2030, nâng diện tích trồng lên 550 ha.

"Sở đang phối hợp các địa phương tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ được thực hiện những năm qua, giúp nông dân an tâm sản xuất. Đồng thời, đề xuất các cấp, các ngành có thẩm quyền xem xét để sửa đổi, bổ sung và sớm ban hành những chính sách hỗ trợ nhiều hơn, nhằm khuyến khích cho bà con mở rộng diện tích, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất khô hạn. Cây nha đam sẽ đóng góp tích cực trong thực hiện có hiệu quả chủ trương sản xuất nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu trong tương lai”, ông Thựu chia sẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 226

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 224


Hôm nayHôm nay : 70114

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1128415

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71355730