05:28 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhà sáng chế chân đất

Thứ bảy - 05/03/2016 21:17
Tại lễ trao giải thưởng Kova 2015 do Tập đoàn Sơn Kova tổ chức ở Dinh Độc Lập (TPHCM) vào tháng 1-2016, trong số gần 100 cá nhân tiêu biểu, có một lão nông 86 tuổi được mọi người tán thưởng nhiệt liệt khi nhận giải kiến tạo. Đó là cụ Đinh Công Viên, người đã tự mày mò để làm ra chiếc máy tuốt 5 trong 1 được người dân, nhất là ở các tỉnh phía Bắc chuộng dùng. Điều gì khiến cụ Viên, dù đã lớn tuổi vẫn mày mò, nghiên cứu, cụ cười rất vô tư, nụ cười của lão nông chơn chất được mùa: “Khi cái bụng đói thì cái đầu phải nghĩ”.
Cái bụng đói thì cái đầu phải nghĩ”
 
Tại lễ trao giải thưởng Kova 2015 do Tập đoàn Sơn Kova tổ chức ở Dinh Độc Lập (TPHCM) vào tháng 1-2016, trong số gần 100 cá nhân tiêu biểu, có một lão nông 86 tuổi được mọi người tán thưởng nhiệt liệt khi nhận giải kiến tạo. Đó là cụ Đinh Công Viên, người đã tự mày mò để làm ra chiếc máy tuốt 5 trong 1 được người dân, nhất là ở các tỉnh phía Bắc chuộng dùng. Điều gì khiến cụ Viên, dù đã lớn tuổi vẫn mày mò, nghiên cứu, cụ cười rất vô tư, nụ cười của lão nông chơn chất được mùa: “Khi cái bụng đói thì cái đầu phải nghĩ”.

 

Cụ Đinh Công Viên dù tuổi đã xế chiều nhưng vẫn mê sáng chế. Ảnh: Hà Hương Nam.

Cụ Đinh Công Viên dù tuổi đã xế chiều nhưng vẫn mê sáng chế. Ảnh: Hà Hương Nam.

 

Cụ kể, hơn 30 năm về trước, sau thời gian công tác hậu cần trong quân đội, cụ nghỉ hưu và quyết tâm trở về với đồng ruộng. Tuy nhiên, thực tế công việc khiến cụ rất băn khoăn vì tốn nhiều thời gian, công sức quá. Cứ đến mùa cả nhà lại tuốt hạt bắp, hạt đậu… chảy cả máu tay mà vẫn không kiếm được bao nhiêu tiền. “Trong thời gian này, điện đã bắt đầu được kéo về nông thôn. Có điện rồi, tôi nghĩ mình phải làm ra cái gì đó để nó thay sức người. Chứ chẳng lẽ mình cứ còng lưng hoài thì khổ quá”, cụ Viên nhớ lại. Vậy là, cụ bắt tay vào việc nghiên cứu, tìm cách làm ra chiếc máy có thể thay thế sức người. Hàng ngày, đi đâu cụ cũng để ý nhặt nhạnh các loại sắt, nhôm để mang về hàn, ráp, nối. Cụ bộc bạch: “Nhiều đêm mãi nghĩ mà quên cả ngủ. Vậy mà cứ phải chịu ấm ức một thời gian dài vì chưa thành công. Nhiều lần vợ bảo tôi thôi đi, tốn công sức làm gì, không thành công đâu!”. Nhưng cụ không chịu thua, vẫn cứ làm, cứ mày mò. Mãi đến những năm 1989-1990, sản phẩm máy tuốt hạt ngô của cụ mới bước đầu nên hình nên dáng. Dĩ nhiên là cụ mang máy ra thực nghiệm trước ở nhà mình. Bà con trong xóm thấy hay quá đến xem. “Nhiều người thuê tôi đem máy qua làm công cho họ. Người thích thú và có chút tiền thì đặt hàng tôi làm cho một cái xài thử”- cụ Viên kể. Thế rồi tiếng lành đồn xa, người này giới thiệu người kia nên bỗng nhiên cụ Viên trở thành nhà sản xuất máy tuốt. Cụ Viên kể, chỉ trong một hai năm mà cả huyện rồi cả 37 tỉnh ở phía Bắc đều biết đến tên tuổi của ông qua chiếc máy tuốt lúa. Sau đó, cụ tiếp tục nghiên cứu và cho ra một chiếc máy có thể tuốt được 5 loại hạt khác nhau là ngô, đậu nành, đậu phộng… Cụ hoàn thiện dần dần, tạo ra được những chức năng tốt nhất, tiện dụng nhất cho người dùng. Năm 2010, cụ Viên lại tiếp tục hoàn thiện thêm chức năng vò đậu xanh. Thế là chiếc máy 5 trong 1 chính thức có mặt trên thị trường. Chiếc máy này có thể rút ngắn phần việc của 1 người từ 1 ngày xuống chỉ còn trong vài giờ. Đặc biệt máy thích hợp cho tất cả các vùng đất từ thung lũng, đồi cao, mương máng... do thiết kế nhỏ, gọn. Quan trọng hơn là máy xử lý 4-5 tấn hạt mà chỉ tiêu hao có 1 lít dầu. “Tôi đâu có biết đăng ký bản quyền gì đâu. Vì vậy mà sau này thiết kế máy của tôi đã bị “ăn cắp” công nghệ. Người ta sản xuất ra để bán với giá cao hơn rất nhiều”- đó là nỗi buồn của người sáng chế, nhưng cụ Viên tự an ủi rằng: “Thôi thì cứ làm, cứ sáng tạo ra sản phẩm có ích cho mình, cho người nông dân và san sẻ cho họ dùng được là vui rồi”.
 

 

Cụ Đinh Công Viên nhận Giải thưởng Kova - lần thứ 13 Hạng mục kiến tạo. Ảnh: Hoàng Phong
Cụ Đinh Công Viên nhận Giải thưởng Kova - lần thứ 13 Hạng mục kiến tạo. Ảnh: Hoàng Phong

 

Sáng tạo thì không ngừng nghỉ
 
Mặc dù đã 86 tuổi, nhưng cụ Viên bảo vẫn sẽ tiếp tục làm ra những chiếc máy tuốt 5 trong 1 hữu ích, để cung cấp cho nông dân các nơi. Nói về việc sản xuất để bán ra bên ngoài, cụ Viên cho biết: “Thật ra ông không tính theo cách của người ta kinh doanh đâu. Ông chỉ lấy công làm lời, làm hàng vì thích thú là sản phẩm mình làm ra được ưa chuộng và hỗ trợ tốt cho nhiều người. Vậy nên sau khi trừ hết tiền vật liệu mua, tiền công hàn, ngày công làm ông chỉ tính lãi một ít. Hiện mỗi cái máy ông bán ra trung bình có giá chỉ từ 4-5 triệu đồng, trong khi những chiếc máy giống của ông thì thường có giá từ 20 đến 30 triệu đồng”. Tính đến thời điểm bắt đầu bán máy ra thị trường 1990 đến nay, cụ đã làm ra khoảng 300 cái máy tuốt các loại, trung bình mỗi tháng làm được 2-3 cái. Thị trường ưa chuộng dòng máy của ông là các tỉnh phía Bắc, nhưng gần đây, một số khách hàng ở Gò Vấp - TPHCM và một số tỉnh phía Nam cũng đã đặt hàng. “Con người mình mà không suy nghĩ, không làm việc là cái đầu nó cằn cõi, tay chân khó chịu lắm. Còn làm được thì cứ làm”, cụ vui vẻ chia sẻ.
 
Cụ hào hứng cho biết, hiện đang nghiên cứu làm ra chiếc máy gặt lúa mini mà nếu thành công sẽ rất tiện cho nông dân. Hiện nay nhiều máy gặt lúa của Trung Quốc sản xuất to quá, người dân mua về rồi trùm mền chứ không đưa lên đồi, lên núi hay xuống đất sình lầy được.
 
Bên cạnh việc sáng chế ra chiếc máy 5 trong 1 nổi tiếng, cụ Viên còn sản xuất ra 7 loại máy khác như: máy băm, thái thức ăn; máy vừa cày bừa, vừa gieo hạt; máy nghiền bột. Cụ bán những chiếc máy này với giá chỉ từ vài trăm ngàn đến 3 triệu đồng. Bao nhiêu năm miệt mài, cụ Viên đã được nhận bằng khen của Bộ Khoa học và Công nghệ. Đặc biệt năm 2015, ông được Chủ tịch nước tặng bằng khen, đại diện cho tỉnh Hà Nam tham gia hội nghị Thi đua yêu nước cả nước.
Theo Nông thôn Việt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 343


Hôm nayHôm nay : 27534

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 839907

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64825851