04:38 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhận dạng chất cấm gây hại trong chăn nuôi

Thứ năm - 13/07/2017 06:55
Để qua mặt các cơ quan chức năng về việc buôn bán chất cấm trong chăn nuôi, nhiều kẻ hám lợi đã dùng chiêu trò đưa thuốc xuống các trang trại, quảng cáo là “men tiêu hóa”, “men vi sinh” rồi xúi người dân trộn thuốc vào thức ăn cho lợn để lợn nhanh lớn, mã đẹp.
Cán bộ thú y đang lấy mẫu kiểm tra chất cấm tại xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang.

Theo ông Nguyễn Văn Việt - Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT, chất cấm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Salbutamol (chất tạo nạc) và vàng ô. “Chất vàng ô hiện nay mua bán trên thị trường rất dễ dàng, khó kiểm soát. Nguy hiểm hơn, một số cá nhân còn sử dụng chất này để làm vàng dưa muối, măng chua...” - ông Việt nói.

Tháng 3.2016, Chi cục Thú y TP.HCM đã chuyển hướng sang kiểm tra đột xuất và phát hiện nhiều lô lợn “dính” chất cấm tại các cơ sở giết mổ. Trong quá trình điều tra, Thanh tra phát hiện thêm một chất cấm mới là Cysteamine – chất tiền hooc-môn tạo nạc. Thậm chí, người dân còn sử dụng cả viên chống hen xuyễn cho người (thành phần có chứa Salbutamol) về tán cho lợn ăn.

Loạn chất cấm
 
Bộ NN&PTNT cho biết, thời gian qua, cơ quan chức năng đã xác định thêm hành vi mới trong việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đó là sử dụng chất cấm dưới dạng biệt dược dạng lỏng, các loại thuốc an thần gây mê dùng cho lợn như Combistress và Prozil được nhập khẩu từ nước ngoài theo dạng thuốc thành phẩm. Qua điều tra, cơ quan chức năng đã xác định được đối tượng cung cấp chất cấm dưới dạng biệt dược dạng lỏng cho 2 trại chăn nuôi lợn ở Đồng Nai sử dụng. Chất lỏng này được xác định thuộc nhóm Beta-Agronist với giá thành đối tượng cung cấp là 1,5 triệu đồng/lọ 20ml và tiêm trực tiếp cho 20 con lợn ở giai đoạn 20 ngày trước khi xuất chuồng.
 
Trước đó, ngành chức năng đã phát hiện một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi trộn chất tạo nạc Salbutamol và Clenbuterol vào cám cho lợn, gà ăn. Các chất này làm lợn tăng trọng nhanh, tiêu biến mỡ và tăng tỷ lệ thịt nạc. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại tình trạng sử dụng các loại kháng sinh như Sulfadimidine, Florfenicol... trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm vượt ngưỡng cho phép, giúp kích thích tăng trọng cho gia súc, hỗ trợ tiêu hóa và phòng bệnh.
 
Đáng lo ngại là nhiều chủ trang trại còn sử dụng cả chất vàng ô (chất tạo màu trong công nghiệp dệt, nhuộm) để pha trộn vào thức ăn cho gà, giúp gà có màu vàng hấp dẫn. Khi chất vàng ô tồn dư trong thức ăn sẽ gây ra ngộ độc cấp tính cho con người như méo miệng, phù nề, viêm nhiễm, mắt không khép được, liệt cơ; gây rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, tăng huyết áp và nguy cơ sảy thai. 

Chất cấm núp bóng “men tiêu hóa”

Để qua mặt các cơ quan chức năng về việc buôn bán chất cấm trong chăn nuôi, nhiều kẻ hám lợi đã áp dụng chiêu trò mới – đưa thuốc xuống các trang trại, quảng cáo là “men tiêu hóa”, “men vi sinh” rồi xúi người dân trộn thuốc vào thức ăn cho lợn để lợn nhanh lớn, mã đẹp.

Ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NN&PTNT) cho biết, trong các đợt cao điểm kiểm tra thời gian qua, ngành chức năng đã phát hiện nhiều chiêu trò mới, tinh vi hơn trong việc buôn bán, sử dụng chất cấm. Cụ thể, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi khi đưa cám xuống trang trại, hộ nuôi thường kèm theo gói bột trắng dưới dạng không nhãn mác và giải thích là “men tiêu hóa”, xúi người chăn nuôi sử dụng chất cấm. Cụ thể, nếu người dân sử dụng gói “bột trắng” được cung cấp thì giá bán thức ăn sẽ giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Nhiều chủ trang trại dù được tuyên truyền, dù nghi ngờ đó là chất cấm nhưng vì ham lợi nhuận nên vẫn sử dụng.

Cũng theo ông Dũng, tháng 3.2016, Chi cục Thú y TP.HCM đã chuyển hướng sang kiểm tra đột xuất và phát hiện nhiều lô lợn “dính” chất cấm tại các cơ sở giết mổ. Trong quá trình điều tra, Thanh tra phát hiện thêm một chất cấm mới là Cysteamine – chất tiền hooc-môn tạo nạc. Thậm chí cơ quan chức năng ở Vĩnh Long còn phát hiện trường hợp người dân sử dụng viên chống hen xuyễn cho người (trong thành phần có chứa Salbutamol) về tán cho lợn ăn.

Theo Minh Huệ/trang trại việt
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 249


Hôm nayHôm nay : 57851

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1116152

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71343467