22:47 EDT Thứ năm, 16/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhân rộng sản xuất VietGAP

Thứ tư - 12/08/2015 03:30
Cù lao Giêng được sông Tiền tưới tắm phù sa, nông dân ở xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới (An Giang) đã trồng hơn 600 ha xoài. 9 hộ nông dân thành lập HTX Xoài VietGAP nhằm nâng cao giá trị nông sản.
Trồng xoài hướng tới VietGAP

Vào tháng 10 âm lịch đến tháng Chạp, xoài ở miền Tây đơm bông, tháng 3 trở đi bắt đầu cho trái chín. Để tránh rớt giá, nhiều nhà vườn đã điều khiển cây ra hoa để cho trái nghịch vụ.

Ông Sáu Nhẫn (Thái Văn Nhẫn) ở ấp Bình Trung, xã Bình Phước Xuân được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cấy ghép giống xoài ba màu, áp dụng SX theo quy trình VietGAP. Với 2 ha xoài hơn 1.400 gốc, ông Sáu Nhẫn thu trên 400 triệu đồng/năm.

Còn ông Ba Hiện (Mai Văn Hiện) cũng có trên 1 ha xoài với 500 gốc 4 năm tuổi. Xoài ba màu cho trái to, giá cao hơn một số giống xoài thường. Cây giống ghép trồng sau 2 năm bắt đầu cho trái.

Ông Ba Hiện cho rằng, trồng xoài VietGAP chỉ cực công chứ không khó. Trong hàng chục chỉ tiêu, đáng lưu ý là vườn phải có nhà vệ sinh sạch sẽ, có tủ thuốc nông dược, sử thuốc BVTV trong danh mục cho phép, có khu xử lý bao bì thuốc BVTV và có sổ tay ghi chép.

Ưu điểm là đảm bảo môi trường sinh thái và sức khỏe người SX, cho sản phẩm an toàn. Hiện HTX Bình Phước Xuân đang chờ được công nhận xoài VietGAP để tiến tới xây dựng thương hiệu.

Tại buổi tọa đàm có sự tham gia của gần 200 nông dân về “SX nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP và phương pháp tiếp thị sản phẩm ra thị trường" do Sở NN-PTNT An Giang, UBND huyện Chợ Mới và Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN (BSA) tổ chức, ông Đoàn Ngọc Phả, PGĐ Sở NN-PTNT An Giang cho rằng, sở dĩ cần áp dụng tiêu chuẩn thực hành SX nông nghiệp tốt (GAP) bởi giá trị nông sản thấp, chất lượng không đồng đều, chưa có thương hiệu.

Song song đó, cần có đề án hỗ trợ nông dân chuyển dịch cơ cấu, nâng cao chất lượng nông sản, có số lượng ổn định và cam kết làm theo hợp đồng.

"Vừa qua Cty Gentraco ký hợp đồng với nông dân huyện Thoại Sơn SX 1.000 ha với giống lúa IR50404 để XK sang châu Âu. Nông dân dùng giống xác nhận và sử dụng thuốc BVTV, phân bón tuân thủ theo quy trình. Cty sẽ mua cao hơn giá thị trường 180 đ/kg. Năm 2016 Gentraco sẽ ký kết SX 3.000 ha", ông Phả nói.

Vừa qua, Sở NN-PTNT An Giang tiến hành tập huấn cho nông dân nhiều địa phương SX rau quả theo tiêu chuẩn VietGAP.

 Từ 2015 - 2016 ngành NN-PTNT sẽ thực hiện 50 mô hình thí điểm SX rau ăn lá, cây ăn trái, lúa, tôm càng xanh, cá tra; đồng thời hỗ trợ điều tra phân tích mẫu đất, nước cho cây trồng, thủy sản và chi phí chứng nhận với tổng kinh phí hơn 2,2 tỷ đồng...

Nguồn: NNVN
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 187

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 186


Hôm nayHôm nay : 41013

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 869022

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61190979