10:57 EST Thứ năm, 28/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhiều ‘‘điểm nghẽn’’ làm hạn chế đầu tư nông nghiệp!

Thứ tư - 26/09/2018 03:28
Mặc dù có nhiều chính sách trong khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhưng trên thực tế những chính sách này vẫn chưa phát huy được tác dụng để mang lại hiệu quả thực tiễn.

Doanh nghiệp "than trời"!

Ông Ưng Thế Lãm, Giám đốc Công ty Tư vấn Xuất nhập khẩu. Toàn cầu cho biết, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiện nay rất nhiều nhưng hiệu quả thực tiễn đối với doanh nghiệp còn rất ít. Dù đã vào ngành nhiều năm, việc tiếp cận với nguồn vốn vẫn là câu chuyện không hề dễ dàng đối với doanh nghiệp.

“Tôi là người thành phố, ra ngoài Bình Thuận mua đất trang trại làm kinh tế, đến ngân hàng hỏi vay thì họ nói ở thành phố thì về thành phố vay, về hỏi ngân hàng thành phố thì họ nói là tài sản nằm ngoài kia thì ra ngoài kia vay, rốt cuộc không vay được gì hết” - ông Lãm chán nản chia sẻ.

Ông Lãm cho biết thêm: Có nhiều chính sách nổi bật trong khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp thời gian qua nhưng chưa phát huy được tác dụng để mang lại hiệu quả thực tiễn cho doanh nghiệp. Điển hình, sau hơn 3 năm triển khai, Nghị định 210/NĐ-CP chưa thể hiện được vai trò đột phá thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Con số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp rất ít ỏi bởi điều kiện được thụ hưởng chính sách khắt khe, rườm rà và mang nặng cơ chế xin cho. 

6

Nhiều điểm nghẽn về chính sách khiến doanh nghiệp e ngại.

Nhiều chính sách hỗ trợ nhưng chưa hiệu quả

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nghị định 210 có hiệu lực từ 10/2/2014, nhưng sau hơn 3 năm, cả nước chỉ có 64 dự án tại 23 địa phương nhận được sự hỗ trợ từ nghị định này. Tính đến hết năm 2016, cả nước có gần 4.500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chỉ chiếm gần 15% tổng số doanh nghiệp cả nước. Tuy nhiên, riêng trong năm 2015, số doanh nghiệp ngành nông nghiệp ngừng hoạt động và giải thể là 2.019 doanh nghiệp, cao hơn 11,3% so với doanh nghiệp thành lập mới. Quy mô của doanh nghiệp nông nghiệp chủ yếu là nhỏ và vừa với khoảng hơn 50% số doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng và cũng gần 50% số doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ.

“Thủ tục thực hiện ưu đãi này còn rất nhiêu khê. Một dự án muốn nhận được đồng tiền hỗ trợ thì phải qua 16 bước với khoảng 40 thủ tục, rất rườm rà và như thế nó mang nặng hình ảnh của cơ chế xin cho” - ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết.

Lý giải cho vấn đề này, TS. Nguyễn Quốc Vọng, chuyên gia nông nghiệp cho biết: "Có rất nhiều rào cản về giấy tờ, thuế, thủ tục, tất cả những điều này làm cho doanh nghiệp thấy rất e ngại và rủi ro nên họ sẽ không đầu tư vào nông nghiệp, mà lựa chọn đầu tư vào những lĩnh vực có lợi nhuận nhanh hơn và ít rào cản hơn”.

Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có tới 75% doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam đang sử dụng máy móc hết khấu hao. Các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ vẫn loay hoay không thể thoát ra được những máy móc có công nghệ lạc hậu 2-3 thế hệ. Hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp nông nghiệp chưa cao. Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu bình quân người lao động trong doanh nghiệp nông nghiệp bằng khoảng 1/5 so với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác. Đồng thời năng lực liên kết hợp tác và phát triển các chuỗi giá trị của doanh nghiệp nông nghiệp còn hạn chế.

Theo GS. TS Nguyễn Chí Bửu - Nghiên cứu viên cao cấp Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam thì khoa học công nghệ trong nông nghiệp là nền tảng để hấp dẫn các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, đầu tư vào khoa học công nghệ cho nông nghiệp ở nước ta rất kém cạnh tranh so với các nước. Cụ thể, nếu đầu tư vào khoa học công nghệ cho nông nghiệp ở nước ta chưa đầy 1 USD/ha thì ở Philippines là 7USD/ha, Thái Lan là 10 USD/ha, Hàn Quốc là 670 USD/ha hay ở Nhật là 1.000 USD/ha.

“Điểm nghẽn trong thu hút đầu tư vào nông nghiệp của chúng ta là đầu tư vào công nghệ quá thấp, trong khi các nước họ rất cao và sản xuất của chúng ta còn quá nhỏ lẻ, manh mún, chưa tập trung” - Giáo sư Bửu nhận định.

Vì vậy, hiện nay dù số lượng doanh nghiệp nông nghiệp tăng lên nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng trên 1%) trong tổng số các doanh nghiệp của cả nước. Nếu tính thêm cả doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và doanh nghiệp thương mại các mặt hàng lương thực thực phẩm, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 8% trong tổng số doanh nghiệp cả nước. Bên cạnh đó, có tới trên 95% doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đang là thách thức lớn trong nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Tác giả bài viết: Kim Ngọc

Nguồn tin: www.nguoitieudung.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 184

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 183


Hôm nayHôm nay : 43922

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1350227

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71577542