07:23 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhiều mô hình giảm nghèo ở Tam Đường

Thứ sáu - 18/12/2015 09:28
Với mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua, huyện Tam Đường đã phát huy lợi thế, tiềm năng về đất, nước, thị trường tiêu thụ, xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Từ đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, mở hướng giúp người dân thoát nghèo.
 

Những ngày này, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện đang tích cực triển khai mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ với quy mô 1ha tại thị trấn Tam Đường. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ phân bón, cây giống, tiền làm cột, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long. Đây là mô hình trồng cây thanh long đầu tiên của huyện, vì vậy khi vận động bà con đăng ký tham gia mô hình gặp không ít khó khăn. Sau khi được cán bộ giải thích cây thanh long ruột đỏ là loại cây ăn quả dễ trồng, chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, chất lượng ngon, màu sắc đẹp, hợp thị hiếu người tiêu dùng; nếu chăm sóc tốt, mỗi gốc thanh long ruột đỏ cho khoảng 50 quả/lứa, thu 6 – 7 lứa/năm, bán với giá 30.000 đồng/kg, đầu ra ổn định nên nhiều hộ đã đồng thuận và đăng ký trồng.

Cán bộ Trạm Khuyến nông huyện hướng dẫn bà con thị trấn Tam Đường kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ.

 cho gia đình”.

Ngoài cây thanh long ruột đỏ, những năm qua huyện Tam Đường đang chú trọng mở rộng diện tích trồng cây ăn quả với việc quy hoạch trồng cây ăn quả ôn đới như: mận, đào, lê tại 3 xã: Hồ Thầu, Giang Ma, Nùng Nàng và cây ăn quả có múi (cam, quýt) tại xã Bản Hon, Bản Giang. Đây sẽ là hướng đi mới trong phát triển kinh tế của huyện, giúp bà con tăng thu nhập.

Với mong muốn hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, huyện thực hiện chủ trương đa dạng hóa sản xuất nhằm tăng thu nhập trên mỗi diện tích đất canh tác như trồng lúa, ngô, luân canh rau màu trên đất 1 vụ. Để đạt được mục tiêu này, trước hết phải thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp của bà con, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, nâng cao giá trị kinh tế trên cùng 1 đơn vị diện tích. Hàng năm cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với các trưởng bản, khuyến nông viên cơ sở tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn bà con ứng dụng chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Trong vài năm trở lại đây, huyện Tam Đường đã tổ chức 6 mô hình sản xuất trên diện tích 88,5ha: sản xuất ngô đông xuân, lúa gieo mạ khay, lúa hoa khôi, gieo mạ bằng phương pháp che phủ nilon, sản xuất ngô tím đã thu hút hàng nghìn lượt hộ nông dân tham gia. Đặc biệt mô hình đưa cây ngô xuống chân ruộng 1 vụ được bà con ở các xã Khun Há, Sơn Bình, Hồ Thầu mạnh dạn trồng thử nghiệm. Điển hình như mô hình sản xuất ngô đông với quy mô 15ha tại bản Tề Suối Ngài (thị trấn Tam Đường), bản 46 (xã Sơn Bình), bản Rừng Ổi (xã Hồ Thầu). Mô hình tạo cơ hội để bà con học hỏi, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trồng trọt, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, góp phần tăng thu nhập, vươn lên xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, đến nay tổng diện tích cây lương thực của huyện đạt 9.021ha. Trong đó, trên 70% diện tích trồng lúa chất lượng cao: Séng cù, Bắc thơm, Tám thơm, Hương thơm, DS1. Sản lượng lương thực đạt 39.000 tấn, bình quân lương thực đầu người 740kg/năm.

Là huyện có phần lớn diện tích tự nhiên là đồi núi, tập trung ở các xã vùng cao, huyện đã chỉ đạo Nhân dân các dân tộc đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi đại gia súc theo hướng trang trại; tận dụng đồng cỏ tự nhiên để đầu tư, chăn nuôi đại gia súc. Từ cách làm đó, toàn huyện hiện có trên 51.774 con gia súc, gia cầm, tốc độ tăng trưởng đàn đạt trên 6,3%/năm. Huyện cũng đã thực hiện thành công nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình: nuôi chim bồ câu Pháp, nuôi gà thương phẩm, nuôi ngan thịt tập trung ở các xã Sơn Bình, Bản Bo, Bình Lư.

Có được thành quả này, huyện quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; sửa chữa, nâng cấp, kiên cố hóa các công trình thủy lợi, đường giao thông nội đồng đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất. Toàn huyện có 177 công trình thủy lợi, 369km kênh mương (hiện đã kiên cố hóa được 201,4km phục vụ tưới cho 1.661ha vụ đông xuân và 5.839ha vụ mùa). Khuyến khích phát triển mô hình liên kết 4 nhà “Nhà nước – nhà nông – nhà khoa học- doanh nghiệp” để  đầu tư phát triển sản phẩm có chất lượng, mang thương hiệu của địa phương như: chè, cam, mắc ca… Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tiếp tục chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện để người dân có cơ hội vay vốn mở rộng sản xuất.
 

Theo Báo Lai Châu


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 265

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 261


Hôm nayHôm nay : 38884

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 358587

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73405558