12:16 EDT Thứ bảy, 27/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhiều nước chuộng gà bản địa của Việt Nam

Thứ hai - 30/01/2017 10:01
Nhân dịp đầu năm mới 2017, ông Hoàng Thanh Vân (ảnh) – Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) đã có những chia sẻ với phóng viên NTNN về mục tiêu, kế hoạch xuất khẩu thịt gà chế biến đến các thị trường lớn, cũng như những vấn đề then chốt mà ngành chăn nuôi cần tập trung thực hiện trong năm 2017.

Được biết ngành nông nghiệp đã đặt mục tiêu trong năm 2017 sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại để xuất khẩu thịt gà chế biến, vậy cụ thể kế hoạch này như thế nào thưa ông?

 nhieu nuoc chuong ga ban dia cua viet nam hinh anh 1

Năm 2017 hứa hẹn sẽ có những sản phẩm gà chế biến đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản. Ảnh: I.T

 

- Đúng như vậy, trước sức ép của thị trường và yêu cầu của sản xuất, bắt buộc chúng ta phải đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế, trong đó thịt gà được đánh giá là một trong những mặt hàng có tiềm năng lớn để xuất khẩu. Hiện chúng ta có một số vùng chăn nuôi gà khá rộng lớn, các giống gà bản địa phong phú, chất lượng, chỉ có xuất khẩu thì ngành này mới phát triển bền vững được. Hiện nay các tỉnh, các doanh nghiệp, hiệp hội đang hết sức cố gắng để tìm kiếm thị trường và xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm thịt gà chế biến.

Ngay từ năm 2016, Bộ NNPTNT đã hướng đến mục tiêu xuất khẩu thịt gà chế biến. Theo đó, Bộ đã ban hành Quyết định số 4377 ngày 26.10.2016 về kế hoạch giám sát chuỗi sản xuất thịt gà chế biến xuất khẩu. Kế hoạch này gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2016 – 2018, giai đoạn 2 từ sau năm 2018.

Trong giai đoạn 1, chúng ta hướng đến có thể xuất khẩu thịt gà chế biến sang Nhật Bản, với mục tiêu trong năm 2017 là xuất khẩu thịt gà chế biến của ít nhất 1 doanh nghiệp sang thị trường Nhật. Đến giai đoạn 2, Bộ NNPTNT hướng tới mục tiêu mở rộng xuất khẩu thịt gà chế biến sang các thị trường tiềm năng khác như Hong Kong, Singapore, Malaysia, Myanmar, Hàn Quốc.

Cũng trong năm 2016, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức một đoàn công tác ra làm việc với lãnh đạo Bộ NNPTNT và các cơ quan chuyên môn của bộ, đề xuất một chương trình sản xuất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học để xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản. Lãnh đạo Bộ NNPTNT hết sức hoan nghênh, hiện nay đã có một số doanh nghiệp lớn ở Đồng Nai đang tiếp tục những công việc kế tiếp để xúc tiến xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản. Nếu được nước bạn đồng ý, các cơ quan liên quan của họ sẽ sang Việt Nam để tiến hành kiểm tra các điều kiện chăn nuôi và phát triển chăn nuôi của ta, sau đó họ sẽ làm việc và đưa ra những cam kết với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam. Sau khi mọi thủ tục xong xuôi thì chúng ta chính thức xuất khẩu thịt gà sang nước bạn.

 nhieu nuoc chuong ga ban dia cua viet nam hinh anh 2

 Ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT).

Thị trường EU, Nhật Bản từ trước đến nay luôn có những đòi hỏi rất cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vậy chúng ta đã có những bước chuẩn bị như thế nào?

- Hiện hầu hết các nước nhập khẩu đều có những quy chuẩn riêng của họ, để xuất khẩu được sản phẩm của mình sang nước họ, chúng ta phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật, cũng như đáp ứng tiêu chuẩn vùng nuôi theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Chắc chắn các thị trường nhập khẩu sẽ cử các đoàn công tác sang thị sát tại Việt Nam, đặc biệt là thị sát các vùng chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, nhất là đảm bảo an toàn dịch bệnh có truy xuất nguồn gốc, đủ cơ số, đủ cơ cấu, cả vùng sản xuất phải không có dịch bệnh, ngoài ra còn hàng loạt các tiêu chuẩn kỹ thuật khác mình cũng phải đáp ứng. Trên cơ sở đó, cùng với sự giám sát và đánh giá của các cơ quan chuyên môn chúng ta mới có thể xuất khẩu sản phẩm được.

Xét về mặt chất lượng, sản phẩm của chúng ta đã có thể đáp ứng được yêu cầu các nước khó tính không thưa ông?

 nhieu nuoc chuong ga ban dia cua viet nam hinh anh 3

Công nhân đóng gói gà sạch ở Công ty Cổ phần Chăn nuôi và Chế biến gia cầm Trường Anh (Bắc Giang).  Ảnh: I.T

- Hiện nay ở Việt Nam có một số gen gà bản địa cũng như các tổ hợp lai được nước ngoài đánh giá rất cao, chúng ta hoàn toàn có sản phẩm được các nước ưa chuộng. Tuy nhiên để xuất khẩu được một sản phẩm, đặc biệt là thịt gà sang một nước nào đó cũng là một quá trình hết sức gian nan, phải cần có sự cố gắng đặc biệt của người chăn nuôi, cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Có như vậy chúng ta mới có thể đưa sản phẩm sang các nước khác được, chứ không phải cứ sản xuất nhiều mà muốn bán cho ai cũng được đâu.

Chế biến là một trong những khâu rất quan trọng để có sản phẩm thịt gà chất lượng, vậy ông đánh giá như thế nào về năng lực của các doanh nghiệp chế biến trong nước?

- Nắm bắt thời cơ kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, trong những năm gần đây các doanh nghiệp chế biến phát triển rất mạnh mẽ, nhiều đơn vị được đầu tư lớn, bài bản, tôi tin chắc các doanh nghiệp này sẽ đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu.

Đối với sản phẩm thịt gà, chúng ta hướng đến thị trường Nhật Bản đầu tiên, tuy nhiên hiện nay phía Nhật chưa sang Việt Nam thị sát nên chúng ta chưa biết được họ yêu cầu cụ thể những gì để chuẩn bị đáp ứng. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất thịt gà chế biến xuất khẩu cần chủ động tìm hiểu, nắm bắt thị trường, tìm kiếm đối tác thương mại, đầu tư, hoàn thiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất gà giống, chăn nuôi gà thịt, giết mổ, chế biến thịt gà để đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu. Các doanh nghiệp sẽ tiến hành hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu thịt gia cầm đã qua chế biến gửi cơ quan có thẩm quyền của các nước có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gia cầm từ Việt Nam.

Xin cảm ơn ông! 

4 nhiệm vụ then chốt của ngành chăn nuôi

Trong năm 2017, ngành chăn nuôi cần thực hiện 4 vấn đề lớn: Thứ nhất, kiên trì thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu đặc biệt những nội dung đã tổng kết trong năm 2016. Thứ hai, tập trung mạnh mẽ cho việc tổ chức sản xuất, đặc biệt là tổ chức liên kết theo chuỗi sản phẩm ngành hàng, trên cơ sở đó để khuyến khích các chuỗi sản phẩm có truy xuất nguồn gốc và đảm bảo an toàn thực phẩm. Thứ ba, phối hợp cùng các hiệp hội, doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, xây dựng thị trường mới, đặc biệt là cung cấp thông tin thị trường cho người chăn nuôi biết và quyết định tập trung vào sản phẩm nào. Cuối cùng chú trọng đặc biệt đến công tác bảo vệ môi trường gắn với phát triển sản xuất chăn nuôi bền vững.

Theo Đình Thắng/ Dân Việt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 243


Hôm nayHôm nay : 52891

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1291555

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65277499