05:51 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những 'lão tướng' xung trận cơ giới hóa

Thứ năm - 06/08/2015 20:28
Lão nông Nguyễn Quốc Xế ở xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm nay đã 74 tuổi mà vẫn yêu đồng ruộng lắm. Nhà ông cấy tới 10 mẫu đầm.
 
Những 'lão tướng' xung trận cơ giới hóa: Người cẩn thận nhất ở Tri Thủy
15:36 - 06/08/2015
Lão nông Nguyễn Quốc Xế ở xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm nay đã 74 tuổi mà vẫn yêu đồng ruộng lắm. Nhà ông cấy tới 10 mẫu đầm.
 
Lão nông Nguyễn Quốc Xế


Trước đây ông toàn thuê cấy tay, mỗi mẫu ngốn hết xoẻn 10 công, chưa kể cơm bưng, nước rót.

Muốn cải tiến điều này, ông đi tìm hiểu cách sạ hàng bằng tay của miền Nam hay sạ máy kéo tay nhưng năng suất không cao, công tỉa dặm lớn, thậm chí lớn hơn cả công cấy truyền thống.
 

Đặc biệt những cách làm này gặp thời tiết không thuận dễ bị hỏng như với sạ tay gặp mưa dễ bị trôi, nước ngập dễ thối mộng, với sạ máy kéo tay cây khó mọc, phải làm cỏ rất mệt.

Yêu đất đai, cả gia đình sống bằng nghề nông nghiệp nhưng sao mà ông thấy xót xa, nhọc nhằn. Khi nghe đến chuyện cấy máy ông ngờ lắm vì làm sao có thứ máy móc khéo léo được như bàn tay con người.
 

Đi tham quan ở xã Đại Thắng cùng huyện, khi nhìn cây mạ mơn mởn trong khay ông đã tin đến 50% thắng lợi nhưng nhìn trực tiếp cái máy cấy lại nản bởi cây mạ trên ruộng rất thưa thớt, èo uột.

Nửa tháng sau ông bảo đứa cháu chở mình vượt 25 km đi thăm lại ruộng cấy máy ở Đại Thắng thấy mạ phát triển tốt nhưng bụng vẫn còn ngờ.
 

Vụ sau, chiếc máy cấy Kubota xuất hiện lù lù trên đồng đất xã Bạch Hạ ngay gần quê ông lại sang xem. Hết lân la hỏi chuyện giá cả, cách thức vận hành lại tò mò xem xét các công đoạn làm mạ trong xưởng. Xem chán chê chưa đủ, ông còn ra đồng trực tiếp thực tế.
 

Chẳng may sau trận mưa lớn, đám mạ cấy máy tưởng ngập bủm trong nước, ông đã phán đoán rằng: “Khéo phen này hỏng hẳn”.

Cũng là một cách tỉ mẩn kiểu lão nông tri điền, ông lấy mấy cái que đánh dấu ở bờ ruộng ngập. Một tháng sau quay lại, những thửa ruộng cấy máy lẻo lớt trong nước ngày nào giờ đã phát triển đều và xanh tốt.
 

Cuối vụ quay lại ông càng thêm mê. Cấy máy lúa trỗ bông tối ưu, hàng thẳng, nhiều rảnh, đều hơn cấy tay. Nếu cấy tay số bông hữu hiệu khoảng 6 bông/khóm thì cấy máy trung bình 10-16 bông/khóm.

Hình ảnh Bác Hồ ngồi máy cấy đã gieo hy vọng của cả một dân tộc muốn hùng cường, hiện đại. Mỹ Đức là huyện cuối cùng ở Hà Nội đưa máy cấy xuống đồng để giúp cho những nông dân không còn còng lưng đi cấy.

Hơn thế, cấy tay còn có bông cái bông con (bông to bông nhỏ) nhưng cấy máy chỉ cùng lắm là bông mười, bông bảy, ít có sự chênh lệch.
 

“Phải mất hai vụ thì tôi mới tin vào cấy máy, đó là do tư duy của người già”, ông lão cười khi nhớ lại. Khi có chính sách hỗ trợ của thành phố, của huyện cho cấy máy, ông liền đăng ký.
 

Nhưng xót ông một mình, tuổi cao, sức yếu, mắt lòa nên đám con cháu ngăn cản quyết liệt: “Bố già rồi đưa máy về làm mà không thành thì cả làng cười chê”.
 

Đời cày cấy, bới đất, lật cỏ vất vả thế mà không có kinh tế nên ông thêm quyết tâm với cái mới. Ông dẫn đám con trai, con rể, cháu nội, cháu ngoại sang xã bên xem cấy máy để họ “mở mắt”.
 

Đem 118 triệu đồng dưỡng già, ông đầu tư tất vào mua máy (mua máy trước, sau này thành phố, huyện mới hỗ trợ). Ban đầu ông chỉ dám mua 500 khay mạ làm thí điểm, sau đó nâng lên 1.000 rồi 2.000 khay vì quần chúng trong xã ngày càng hâm mộ.
 

Do tuổi cao, sức yếu nên ông phải thuê người lái máy cũng như gieo mạ. Cụ thể, 2 người điều khiển máy, 1 người ở xưởng làm mạ, 1 người chuyên chở mạ từ nhà ra đồng.

Với mức phí 250.000 đ/sào cấy cho dân, mỗi vụ 20 ngày ông thu về 50 triệu, trừ tất tật cũng lãi được 25 triệu. Hiện ông lão đã thu hồi được 80% vốn đầu tư và muốn mua tiếp máy gặt.
 

“Cảm ơn khoa học đã thay cho sức người. Nếu có máy cấy từ chục năm trước có lẽ giờ đây tôi đã thành tỷ phú rồi. Tôi muốn bà con không ai phải khổ như tôi, làm nông nghiệp bằng tay chân lam lũ đến già thì mắt kém, sức khỏe suy kiệt mà vẫn không có tiền”.

Dương Đình Tường/ Theo NNVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 226


Hôm nayHôm nay : 25837

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 171710

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73218681