16:17 EDT Chủ nhật, 21/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những con tàu không được ra khơi

Chủ nhật - 10/12/2017 06:23
Cho tới thời điểm này, dù đã có hơn 20 cuộc họp giữa các công ty đóng tàu và ngư dân, nhưng nhiều tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định bị hư hỏng vẫn chưa được sửa chữa, đền bù. Những con tàu vẫn phơi nắng dầm mưa, hoen gỉ còn những món nợ của ngư dân thì cứ chồng chất thêm mãi. Quá bức xúc, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định cực lòng phải nói rằng, sẽ một lần nữa tổng hợp kiến nghị gửi đến hai Công ty Đại Nguyên Dương và Nam Triệu. Nếu hai bên không thống nhất mức bồi thường

Tàu cá vỏ thép của ngư dân Bình Định hư hỏng phải nằm bờ. Ảnh: Vĩnh Nhân.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho rằng, vụ việc giữa ngư dân có tàu vỏ thép hư hỏng phải nằm bờ và các công ty đóng tàu là tranh chấp kinh tế, chính quyền không có quyền bắt buộc các đơn vị đóng tàu trả tiền bồi thường cho ngư dân, nên chỉ còn cách đưa ra tòa. Đến thời điểm này, tỉnh Bình Định vẫn còn 10 tàu vỏ thép hư hỏng chưa được hạ thủy. Trong đó, 6 tàu do Công ty Nam Triệu đóng và 4 tàu do Công ty Đại Nguyên Dương đóng.
 
Hơn 1 năm, hơn 20 cuộc “đàm phán” về số phận những con tàu vỏ thép nằm bờ, nhưng sự việc vẫn không đến hồi kết. Các công ty đóng tàu vẫn tìm mọi cách trốn tránh trách nhiệm đền bù. Không ít lần, sau một cuộc họp, trước những lời hứa từ phía đơn vị đóng tàu, người ta lại một lần hy vọng nhưng rồi lại thất vọng. Thất vọng lớn nhất là chủ tàu. Họ những tưởng thiệt hại của mình sẽ được đền bù, tàu sẽ được sửa chữa và sẽ được ra khơi. Tàu nằm bờ, ruột gan nóng như lửa đốt. Tiền vay như núi, các khoản nợ cứ dày thêm mãi, tiền thuê nhân công vẫn phải trả, chuyện miếng cơm manh áo hàng ngày vẫn phải xử lý. Nhưng tàu nằm bờ thì kiếm đâu ra tiền.
 
Nghị định 67 của Chính phủ hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép công suất lớn vươn khơi đánh bắt xa bờ được họ hưởng ứng với hy vọng lớn lao. Nhưng hy vọng chỉ lóe lên thì đã vụt tắt, chỉ vì những con tàu chất lượng kém, không thể liều mạng giữa trùng khơi mênh mông. Tai nạn trên đất liền đã khủng khiếp, tai nạn trên biển còn ghê rợn gấp bội, vì những con tàu khác nào chiếc lá giữa dập dồn sóng gió đại dương. Mỗi con tàu vỏ thép đều có giá từ 10 tỷ đồng trở lên, là cả gia tài của gia đình, của dòng họ và trong đó phần rất lớn lại là vay lãi, cho dù là được vay với lãi suất thấp. Ai sẽ đền bù cho họ đây?
 
“Đối tượng” mừng hụt thứ hai là chính quyền địa phương, nơi có những con tàu thép hư hỏng nằm bờ. Họ không làm được gì hơn cho ngư dân là “trung gian” tổ chức những cuộc đàm phán. Mỗi khi phía đơn vị đóng tàu đưa ra một lời hứa, họ cũng mừng không kém ngư dân, vì họ đã làm tròn trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền lợi của người dân. Nhưng rồi niềm vui ngắn chẳng tày gang, không ai chịu đền bù cả. Biết nói sao với ngư dân, những người đặt niềm tin và giao trách nhiệm cho mình?
 
Việc từ chối trách nhiệm sửa chữa, đền bù của những đơn vị đóng tàu còn làm xã hội thất vọng, vì rằng lỗi đã sờ sờ ra đó. Không thể có chuyện những con tàu lại nằm bờ ăn vạ. Biết bao ý kiến nóng có lạnh có  từ chốn làng quê cho tới nghị trường Quốc hội đều lên án thái độ làm ăn gian dối, vô trách nhiệm, trục lợi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến một chính sách lớn của Đảng, Nhà nước..., và hy vọng từ đó những nơi làm ăn gian dối nọ phải nhận ra lỗi lầm mà khắc phục. Nhưng khác nào “nước đổ đầu vịt”, không chịu bồi thường, những con tàu vỏ thép chục tỷ của  ngư dân một nắng hai sương vẫn phải nằm bờ. Điều đó thật bất nhẫn.
 
Phía hai công ty đóng tàu cho ngư dân Bình Định nghĩ gì trước nỗi khổ ngày một dày thêm của ngư dân? Họ có thể nêu ra nhiều lý do để bảo vệ quyền lợi của mình nhưng không thể chối bỏ một sự thật là chính những con tàu do họ đóng bị hỏng. Trách nhiệm sửa chữa, đền bù là rõ ràng, chưa nói đến trách nhiệm trước pháp luật về làm ăn gian dối khi thay đổi nhiều chủng loại vật liệu đóng tàu; cũng chưa tính đến trách nhiệm khi gây ra tác động xấu đến Nghị định 67 của Chính phủ hỗ trợ ngư dân. Vậy, có lý do gì lớn hơn thế nữa mà vẫn cố tình không chịu sửa chữa tàu cho ngư dân, đền bù cho ngư dân?
 
Kết cục buồn tại buổi làm việc ngày 30-11 vừa qua bàn về việc hỗ trợ, đền bù giữa 19 chủ tàu vỏ thép với đại diện 2 cơ sở đóng tàu là Công ty TNHH Đại Nguyên Dương và Công ty TNHH MTV Nam Triệu, một lần nữa khiến dư luận băn khoăn. Theo số liệu tổng hợp của Sở NNPTNT Bình Định thì thiệt hại từ 19 tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 tại hai công ty này là gần 37 tỷ đồng. Một số tiền rất lớn.
 
Tại cuộc họp đại diện Công ty Nam Triệu  thừa nhận yêu cầu của ngư dân là chính đáng, mong muốn tiếp tục cùng ngư dân bàn bạc, xem cái nào chấp nhận được, cái nào cần làm rõ thêm để đi đến thống nhất số tiền đền bù. Nhưng đại diện Công ty Đại Nguyên Dương lại tuyên bố sẽ không đền bù các khoản phí tàu nằm bờ mà các chủ tàu yêu cầu vì máy móc, vỏ tàu do Công ty đóng đều ổn định, không có lý do gì để tàu nằm bờ.
 
Nhiều ý kiến cho rằng đã quá đủ thời gian chờ đợi, đã quá mòn mỏi chờ đợi sự “hồi tâm chuyển ý” của đơn vị đóng tàu. Giờ là lúc phải có những hành động kiên quyết hơn. Rất cần có ý kiến chính thức của cơ quan chủ quản hai công ty đó. Và, nếu vẫn không thể thống nhất thì phải đưa ra phân xử tại tòa. Quyết định của tòa sẽ buộc các bên phải thi hành.
 
Muốn gì thì muốn, những con tàu hư hỏng phải được nơi đóng tàu sửa chữa. Những thiệt hại của chủ tàu phải được nơi đóng tàu đền bù. Và, những con tàu chục tỷ ra đời từ một chủ trương lớn của Chính phủ phải được ra khơi, không thể mãi nằm bờ chờ đợi “lương tâm và trách nhiệm” một cách phi lý.
 
Nam Việt/daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: ngư dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 214


Hôm nayHôm nay : 59122

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 976150

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64962094