07:13 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những công thức trồng màu xen lúa cho thu nhập trăm triệu ngon ơ

Thứ năm - 01/06/2017 21:21
“Giải pháp chuyển đổi đất lúa sang trồng rau màu phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp” là chủ đề Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức sáng 31.5 tại TP.Quảng Ngãi, với sự tham gia của hơn 100 đại biểu.

Hiệu quả thấy rõ

Từ nhiều năm qua bằng nhiều mô hình khác nhau các tỉnh thành vùng duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) và Tây Nguyên đã thực hiện chuyển đổi hàng loạt diện tích đất lúa kém hiệu quả sang cây màu và đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Theo đó nếu năm 2013 thực hiện khoảng 12.240ha thì đến năm 2016, số diện tích đất chuyển đổi đã trên 24.800ha.

Những tỉnh thực hiện tốt như Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Nam... Loại cây được trồng trên đất chuyển đổi tại các khu vực chủ yếu là các loại rau, đậu, bắp, khoai lang, vừng... với kết quả đã cho thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa trước đó.

 nhung cong thuc trong mau xen lua cho thu nhap tram trieu ngon o hinh anh 1

Một số nông sản thu được trên đất chuyển đổi từ đất lúa sang trồng màu trưng bày tại diễn đàn. Ảnh: C.X

Trong thời gian tới, đối với vùng DHNTB sẽ tập trung chuyển đổi mô hình trồng 3 vụ lúa sang trồng màu xen giữa 2 vụ lúa; mô hình 2 vụ lúa (thiếu nước tưới vụ đông xuân) sang 1 lúa hè thu + vụ màu đông xuân... Vùng Tây Nguyên tập trung chuyển đổi mô hình sản xuất 3 vụ lúa sang trồng màu xen giữa 2 vụ lúa; mô hình 2 vụ lúa thiếu nước tưới (vụ đông xuân) sang vụ lúa hè thu + vụ màu đông xuân; mô hình 1 vụ lúa thiếu nước, bấp bênh sang trồng rau, màu; mô hình lúa 1 vụ (hè thu) không chủ động nước tưới sang cây màu + lúa hè thu.

 

 

Ở tỉnh Bình Định có những mô hình chuyển đổi hiệu quả tại huyện Phù Cát, gồm: Đậu phộng và 2 vụ hành/năm tại xã Cát Hải cho thu nhập 150-180 triệu đồng/ha/năm; đậu phộng xen ớt - ngô lai/mè - rau xanh với giá trị thu nhập 120 - 150 triệu đồng/ha/năm tại xã Cát Tài. Ở huyện Tây Sơn có mô hình đậu phộng - dưa leo - khổ qua giá trị thu nhập trên 200-300 triệu đồng/ha/năm tại xã Tây Giang...

Tại tỉnh Đăk Lăk có mô hình trồng bí đỏ cho doanh thu 60 triệu đồng/ha; khoai lang Nhật đạt 45,5 – 48,3 triệu đồng/ha...

Còn riêng tại Quảng Ngãi, diện tích chuyển đổi cũng tăng dần từ năm 2013 đến năm 2016 là 3.265ha. Ở tỉnh này có mô hình chuyển trồng ngô và rau các loại tại xã Đức Thắng, Đức Nhuận của huyện Mộ Đức và huyện Bình Sơn... đạt giá trị thu hoạch trên 60-80 triệu đồng/ha. Qua tính toán của địa phương này cho thấy lợi nhuận mang lại so với cây lúa (trên cùng chân đất không chủ động nước) như cây ngô tăng 1,7 lần, cây đậu các loại tăng 2,6 lần và cây lạc tăng 2,8 lần. Tỷ suất lợi nhuận thu được trên chi phí đầu tư cho 1ha: cây lúa 37,5%, cây ngô 76,8%, cây lạc 69,6% và cây đậu các loại 116,4%...

Chọn vùng, mùa thích hợp

Từ kết quả trên khẳng định việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây rau màu đã tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập cho nông dân, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu, hạn hán xảy ra tại các tỉnh vùng DHNTB và Tây Nguyên; khai thác và sử dụng hiệu quả nước ngọt và khắc phục một phần áp lực hạn hán thiếu nước xảy ra, góp phần đa dạng hóa được sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường nông sản nội địa và xuất khẩu.

Việc chuyển đổi cũng góp phần cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh hại... Từng bước thay đổi tập quán, tư duy sản xuất của nông dân, góp phần tăng cường sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa giữa nông dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tại diễn đàn, các đại biểu cũng kiến nghị: “Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải tính toán đồng bộ. Trước tiên phải quy hoạch lựa chọn vùng, mùa vụ trồng thích hợp, chọn cơ cấu cây trồng và xác định công thức luân canh phù hợp và có hiệu quả với từng loại đất, theo tập quán từng vùng, địa phương để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, gắn với yêu cầu của thị trường, hiệu quả sản xuất mang lại được người nông dân chấp nhận. Nông dân tự quyết định và làm theo mô hình chuyển đổi có như vậy việc chuyển đổi mới thành công bền vững... 

Theo Công Xuân/ Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 298

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 295


Hôm nayHôm nay : 32480

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1232937

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72915646