08:18 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những giải pháp phát triển cây ăn quả bền vững

Thứ tư - 07/09/2016 11:06
Sau một năm thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy về trồng cây ăn quả trên đất dốc đến năm 2020, diện tích cây ăn quả của tỉnh đã tăng mạnh và cũng từng bước nâng cao chất lượng cây trồng.

Mô hình trồng bưởi diễn tại bản Chiềng Thi, xã Chiềng Pằn (Yên Châu).

 

Các HTX và hộ gia đình đều ứng dụng công nghệ cao vào việc triết, ghép một số loại giống cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế cao. Tổng diện tích cây ăn quả của tỉnh hiện có 21.886 ha, sản lượng năm 2015 đạt 101.300 tấn quả, tổng thu nhập trên 632 tỷ đồng, chiếm 9,6% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt; giá trị sản suất bình quân đạt 32,2 triệu đồng/ha.

 

 

Hiện nay, một số địa phương đã đăng ký thương hiệu và đang hình thành vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, như xoài Yên Châu; nhãn Sông Mã; mận hậu, bơ, hồng giòn, cây ăn quả có múi tại Mộc Châu, Vân Hồ và một số huyện. Nổi bật là cây xoài, toàn tỉnh hiện có gần 4.300 ha, trong đó diện tích xoài lai ghép gần 730 ha, riêng từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới 434 ha xoài lai, cải tạo vườn tạp, ghép mắt 83,3 ha, sản lượng xoài năm 2016 đạt 15.880 tấn, riêng xoài ghép gần 2.300 tấn. Đặc biệt, giống xoài ghép ĐL4 có năng suất và giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với giống xoài địa phương. Hộ ông Cao Văn Công, bản Áng, xã Đông Sang (Mộc Châu) có 2,4 ha xoài ĐL4 trồng từ cây ghép năm 2004, vụ xoài năm 2016 vừa qua gia đình ông thu 700 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn lãi 550 triệu đồng/ha. Ông Công cho biết: Yêu cầu của cây xoài ghép là phải áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, từ trồng, chăm sóc và thu hoạch thì mới bảo đảm năng suất và chất lượng, trung bình một ha xoài ghép ĐL4 có thu nhập cao hơn giống xoài địa phương khoảng 87 triệu đồng.

 

 

Cùng với cây xoài, toàn tỉnh hiện có 8.570 ha nhãn, trong đó đã có gần 50% diện tích là giống mới và ghép mắt, riêng năm 2016, toàn tỉnh đã trồng mới 590 ha, cải tạo vườn tạp, ghép mắt 1.577 ha, năng suất bình quân 9,2 tấn/ha, thu nhập đối với giống nhãn cũ từ 48-90 triệu đồng/ha, nhãn ghép từ 140-230 triệu đồng/ha. Ngoài ra, tỉnh ta hiện có 47 ha hồng giòn, thu nhập bình quân 300 triệu đồng/ha; 121,5 ha bơ, thu nhập 272-300 triệu đồng/ha và 688,7 ha cây ăn quả có múi, thu nhập bình quân 186 triệu đồng/ha.

 

Tuy nhiên, diện tích cây ăn quả của tỉnh ta vẫn còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, năng suất, chất lượng thấp, chưa thực sự phát triển bền vững. Sản xuất cây ăn quả theo quy trình VietGAP chưa được các địa phương quan tâm đúng mức, việc tiêu thụ chủ yếu là sản phẩm quả tươi chưa qua chế biến, chưa có thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm. Những năm gần đây, các địa phương đang tích cực triển khai việc ghép cải tạo một số loại cây ăn quả, nhưng vẫn còn nhiều diện tích bị già cỗi, thoái hóa, chất lượng quả thấp. Đặc biệt là kỹ thuật canh tác còn nhiều bất cập, vẫn còn tình trạng nông dân bón nhiều phân vô cơ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng hướng dẫn, chất lượng cây giống cũng chưa được quan tâm...

 

Mục tiêu đến năm 2020, mở rộng diện tích cây ăn quả theo hướng chất lượng, bền vững, tạo việc làm ổn định, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng cao, tỉnh ta đang rà soát và ban hành chính sách hỗ trợ nhân dân cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả trên đất dốc để mở rộng diện tích trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, tập trung vào các loại quả có giá trị kinh tế cao, gồm: xoài, nhãn, bơ, hồng giòn và cây ăn quả có múi. Đồng thời, đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào khâu sản xuất giống, kỹ thuật trồng, thâm canh, để tạo ra những vùng sản xuất tập trung có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ. Trước mắt, từ nguồn ngân sách nhà nước và các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm về sản xuất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao để chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Theo đó, mỗi huyện, thành phố lập dự án xây dựng từ 1-2 mô hình đất đồi trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao, tổng diện tích khoảng 100 ha, hỗ trợ giống và trồng cây từ nguồn vốn bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, lập dự án xây dựng từ 1-2 cơ sở sản xuất giống lưu vườn để cung ứng cây giống bảo đảm chất lượng cho nông dân.

 

Để bảo đảm thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả theo quy mô lớn, phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Hiện nay, cùng với khuyến khích mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng sản phẩm, tỉnh ta đã chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, liên kết, liên doanh với nông dân; thành lập các HTX và phát triển nhóm nông dân hợp tác tự nguyện. Hỗ trợ xây dựng và mở rộng các mô hình trồng cây ăn quả theo quy trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thay thế diện tích cây trồng kém hiệu quả trên đất dốc, tạo việc làm và thu nhập bền vững cho nông dân.

Theo Báo Sơn La

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 311

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 308


Hôm nayHôm nay : 48986

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 802527

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64788471