21:00 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những mặt hàng nông sản biến người nông dân thành triệu phú

Chủ nhật - 06/09/2015 22:19
Không phải là những ông chủ hàng hiệu hay kinh doanh những mặt hàng cao cấp, nhưng những người nông dân này lại làm giàu từ chính những mặt hàng nông sản rất đỗi gần gũi.

Nhờ mạnh dạn tìm hướng đi mới và đầu tư công sức, những 

người nông dân

 này đã thành công khi trồng những loại nông sản cho thu nhập cao.

 

1. Ông chủ trang trại nấm bào ngư thu nhập trăm triệu mỗi năm

 

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Trần Tuấn Vũ, 23 tuổi ở khu vực Yên Hạ, phường Thường Thạnh (Cái Răng, thành phố Cần Thơ) bắt tay vào mở trang trại sản xuất nấm bào ngư tại nhà để vừa tiện chăm sóc cha mẹ già và làm giàu trên chính mảnh đất mình sinh ra.

Thời gian đầu anh học kinh nghiệm trồng nấm từ người quen ở Sóc Trăng và nhiều người có kinh nghiệm khác. Đồng thời, anh nghiên cứu thêm tài liệu trên mạng về loại nấm bào ngư. Tháng 7/2014, từ số tiền nhà nước hỗ trợ đi nghĩa vụ được 21 triệu đồng và anh vay mượn thêm hơn 40 triệu đồng nữa để xây dựng trang trại diện tích gần 150 m2 và mua 4.000 phôi giống sản xuất.

Hiện tại, trang trại của anh Trần Tuấn Vũ mỗi ngày bán từ 15 – 20 kg, cao điểm là 40 kg nấm bào ngư với giá dao động từ 35.000 – 40.000 đồng/kg. Trừ chi phí, một năm lãi gần 100 triệu đồng.

Anh Vũ cho biết, thời gian từ lúc mua phôi về sản xuất đến thu hoạch là khoảng 30 ngày. Tuy nhiên, loại nấm này quy trình sản xuất rất khắt khe, phải làm theo quy trình khép kín không để côn trùng từ bên ngoài xâm nhập vào. Bên trong cơ sở không hút thuốc vì khói sẽ làm thối nấm. Hơn nữa, loại này rất dễ bị sâu ăn nhưng không được sử dụng thuốc trừ sâu để đảm bảo sản phẩm sạch.

2. Từ công nhân trở thành triệu phú kiểng lá

 

Hơn 15 năm gắn bó với nghề trồng lan, nhận thấy rằng mỗi bó hay lẵng hoa đều cần phải dùng đến các loại lá để trang trí, ông Nguyễn Văn Bảy (53 tuổi, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) quyết định mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà kính trồng các loại cây lấy lá cắm hoa (còn gọi là kiểng lá).

Ông Bảy tâm sự, hơn 15 năm trước ông làm công nhân cho một công ty chuyên về hoa lan trên địa bàn. Quanh năm “bán mặt cho đất” trồng lan, công việc nặng công thêm nhiều áp lực công việc, khiến ông quyết định tìm hướng đi mới.

Từ kinh nghiệm 15 năm gắn bó với nghề trồng hoa lan, ông Bảy nhận ra rằng, bất kể một bó hay lẵng hoa dù lớn hay nhỏ đều cần phải dùng đến các loại lá để trang trí. Đặc biệt, trong nghệ thuật trang trí hoa tươi, thì các loại lá chính là phụ liệu để làm nền tô điểm cho sắc hoa trở thành đẹp và nổi bật hơn.

Cũng vì thế mà nhu cầu tiêu thụ các loại lá kiểng trên thị trường đang ngày một lớn dần theo thời gian. Trong khi đó, nguồn cung ứng các loại lá này hiện còn khan hiếm.

Nắm bắt được nhu cầu này cộng với sự quyết tâm, đầu năm 2014, ông Bảy đã mạnh dạn chuyển 4.000 m2 đất trồng cà phê của gia đình sang xây dựng mô hình trồng kiểng lá. Mô hình này, được thiết kế bằng nhà kính công nghệ cao. Ngoài ra, còn đầu tư xây dựng bể chứa nước và hệ thống tưới nước phun sương tự động để phục vụ sản xuất.

Hầu hết tất cả giống kiểng lá mà ông Bảy đang trồng như dương xỉ, trúc đốm, thiên môn hay chanh Hà Lan… thì từ lúc xống giống đến lúc thu hoạch phải mất từ 8 - 12 tháng. Thời gian cắt lá theo các đợt cách nhau từ 10 - 15 ngày. Trung bình, tất cả các giống kiểng lá này đều có tuổi thọ từ 7 - 10 năm.

Tuy mới đầu tư mô hình này được hơn 1 năm, nhưng đến nay, nhiều giống kiểng lá của ông Bảy đã cho thu hoạch với đầu ra ổn định và lợi nhuận tương đối cao. Theo nhẩm tính sơ sơ của ông Bảy, trừ hết chi phí một năm gia đình thu lãi về cũng được khoảng 1 tỷ đồng.

Ngoài việc trồng các loại kiểng lá, ông Bảy còn đầu tư trồng các giống hoa treo để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

3. Thu về chục tỷ mỗi năm nhờ sầu riêng

 

Ông Nguyễn Ngọc Trung (xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa) là một trong những nông dân đầu tiên mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng để trồng 60 ha sầu riêng tại Đắk Nông ngay từ những năm đầu thành lập tỉnh (năm 2004).

Hiện trang trại của ông Trung đang có hàng chục nghìn gốc sầu riêng như: Thái Lan, RI 6... cho quả ổn định . Với sản lượng khoảng 400 tấn và giá xuất tại vườn trung bình 28.000 đồng/kg, năm nay trang trại của ông cho thu về hơn 10 tỷ đồng.

Nói về tâm cơ duyên với quả sầu riêng, ông Trung chia sẻ, ở đây do thổ nhưỡng khí hậu nên có một số thuận lợi so với các vùng miền khác, thành ra chất lượng cơm sầu riêng rất ngon. Mùa vụ thì trong cả nước sớm nhất là các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Rải rác dần dần lên miền Đông Nam Bộ rồi lên Tây nguyên rồi đi ngược ra Bắc. Nhờ đó nên thời điểm thu hoạch không trùng với nhau.

“Ngay từ đầu khi trồng sầu riêng, tôi quyết định làm theo hướng sầu riêng sạch để có thể đưa trái sầu riêng vươn xa”, ông Trung tâm sự.

Theo Gia đình&Xã hội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 276


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1161459

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71388774