18:28 EDT Thứ hai, 29/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những món rau rừng đặc sản “sốt xình xịch” thời tiết giao mùa

Thứ bảy - 25/02/2017 10:04
Giao mùa giữa mùa xuân và mùa hạ là thời điểm cho những loại rau đặc sản của miền núi như rau cải Sú pi ở Cao Bằng, cải ngồng ở Lạng Sơn, mầm đá và ngó xuân ở Sa Pa (Lào Cai) phát triển tốt và ngọt lịm. Mua các loại đặc sản này ở Thủ đô không còn là vấn đề khó nữa vì các cửa hàng thực phẩm sạch đã nhập về.

Ngó xuân 

 

nhung mon rau rung dac san “sot xinh xich” thoi tiet giao mua hinh anh 1

 Rau ngó xuân (hay còn gọi là cây cải thơm) là đặc sản vùng xứ lạnh Lào Cai

Ngó xuân (hay còn gọi là cây cải thơm) là đặc sản vùng xứ lạnh Lào Cai. Thay vì cành lá sum uê như các loại rau miền xuôi, ngó xuân lại có một đoạn gốc dài. Tinh chất cây rau chính là ở đây. Người ta ít khi ăn phần lá của cải thơm mà thường ăn phần củ bên dưới. Tước vỏ cứng bên ngoài, sử dụng phần lõi bên trong. Có thể cắt theo kiểu quân chì để luộc hoặc thái mỏng rồi xào với thịt trâu. Khi ăn, ngó xuân có vị ngọt rõ rệt của rau củ. Giá ngó xuân ở nhiều nơi dao động từ 40.000-80.000 đồng/kg.  

Mầm đá

Rau mầm đá hay còn gọi là rau cải mầm đá đặc biệt nổi tiếng ở Sa Pa (Lào Cai). Rau thường mọc trên các đỉnh núi cao, nơi có nhiệt độ lạnh. Rau mọc nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 Dương lịch. Rau mầm đá có hình thù gần giống với cải ngồng nhưng to hơn, xung quanh chia ra làm nhiều nhánh có hình tháp nhọn. Rau không nhiều lá, trông khá cứng nhắc, có lẽ chính bởi vậy mà loại rau này được đặt tên là mầm đá. 

 

nhung mon rau rung dac san “sot xinh xich” thoi tiet giao mua hinh anh 2

Rau mầm đá còn được gọi là món ăn của đất trời.

Rau mầm đá càng mọc ở trên cao với khí hậu lạnh khắc nghiệt sẽ càng ngon ngọt. Ngoài việc là loại rau ngon, rau mầm đá còn có tác dụng hỗ trợ chữa các loại bệnh liên quan đến xương khớp, phục hồi xương khớp, bồi bổ cơ thể sau khi ốm, dùng để giã rượu cũng rất tốt. 

Cách đơn giản và thường thấy nhất để chế biến nguyên liệu này chính là luộc. Bởi rau mầm đá rất nhanh nhũn, nên sau khi nồi nước sôi bùng lên thì thả rau vào khoảng 30 giây là chín. Rau mầm đá có thể chấm cùng nước mắm tỏi ớt, nước mắm dầm trứng gà luộc, hay chấm với muối vừng lạc cũng rất ngon. Rau mầm đá thái vát rồi xào với thịt bò, thịt trâu, thịt lợn đều được.

Cải ngồng 

 

nhung mon rau rung dac san “sot xinh xich” thoi tiet giao mua hinh anh 3

Ngồng cải có vị hơi đắng nhưng càng ăn càng ngọt 

Ngồng cải hay còn được gọi cải ngồng có thân to non, mập mạp, có hoa màu vàng, mọc cao vổng lên. Hiện nay, giống ngồng cải đã được trồng ở nhiều nơi nhưng không đâu có cọng to, lá xanh và mỡ màng như ngồng cải ở Lạng Sơn.

Ngồng cải có thể luộc, xào, nấu tùy sở thích mỗi người, cũng có thể chế biến thành nhiều món vừa ngon, lạ vừa dễ ăn. Về cách sơ chế, ngồng cải phải tước lớp vỏ cọng để khỏi xơ.Ngồng cải luộc chỉ cần rửa sạch cho vào nước sôi. Rau có vị hơi đắng nhưng càng ăn càng thấy ngọt. Phổ biến hơn là ngồng cải xào thịt bò, thịt lợn cũng ngon không kém. Phi thơm hành tỏi cho thịt bò hoặc thịt lợn đảo qua cho tái. Sau đó xào lẫn ngồng cải với thịt đã tái cho đến khi ngồng cải chín, nêm gia vị vừa đủ là bắc ra được.

Rau dớn  

 nhung mon rau rung dac san “sot xinh xich” thoi tiet giao mua hinh anh 4

Rau dớn vừa là một loại rau vừa là thảo mộc chữa bệnh 

Rau dớn là loài dương xỉ mọc hoang dại, ở trong rừng rau dớn thường mọc ở khe suối, bên những tảng đá. Rau dớn vừa là một loại rau rừng đặc sắc được nhiều người ưa thích vừa là một loại thảo mộc dùng để chữa một số bệnh phổ biến như cảm, ho, viêm họng, lợi tiểu, chống táo bón... Khi thu hái để làm rau ta chỉ  ngắt những ngọn non cong cong như cái vòi voi, dài chừng một gang tay. Rau dớn có vị hơi nhơn nhớt, vì vậy trước khi chế biến món ăn phải chần sơ qua với nước sôi. Lấy lá non, ngọn non dùng luộc, nấu canh, xào thịt, làm nộm, cũng có thể dùng ăn sống.

Tác giả bài viết: San Nguyễn

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 182

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 181


Hôm nayHôm nay : 61057

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1426331

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65412275