16:19 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những nông dân thời @

Chủ nhật - 12/03/2017 06:11
Những năm gần đây, các điển hình nông dân làm giàu xuất hiện ngày càng nhiều. Họ là những con người năng động nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất. Chính những thay đổi trong cách nghĩ, cách làm, sự chịu khó tìm tòi, học hỏi của người nông dân đã xua đói nghèo, vươn lên no ấm, góp phần tạo nên diện mạo mới cho quê hương.

Đến thăm trang trại của chị Nguyễn Thị Trâm, thôn Nhất Trai, xã Minh Tân, huyện Lương Tài, chúng tôi ấn tượng về quy mô trang trại của gia đình chị một thì ấn tượng về chủ nhân mười. Trái với hình ảnh người nông dân “chân lấm tay bùn”, chị Trâm mang dáng dấp của một doanh nhân với tác phong rất... công nghiệp. 

 nhung nong dan thoi @ hinh anh 1

Trang trại lợn nái của gia đình ông Ngô Văn Tốn.

Được biết, chị Trâm sau khi học xong Đại học Giao thông vận tải, lập gia đình về đất Lương Tài, sẵn có người nhà ở Úc, trong khi còn chờ việc làm, chị đầu tư thuê 1ha đất trồng măng tây xanh xuất khẩu. Năm 2013, chị mạnh dạn thành lập Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản Hải Phong để tiện cho việc xuất khẩu nông sản. Sau một thời gian thấy hiệu quả, chị nhận thầu khu đất rộng hơn 4ha, nâng tổng số diện tích trong trang trại của gia đình chị lên trên 5ha để trồng măng tây xanh, rau màu theo kỹ thuật công nghệ cao, hướng tới tiêu chuẩn Vietgap.

Với sự nhạy bén, sau khi nhận bàn giao đất, chị Trâm chủ động đi tham quan rất nhiều mô hình trang trại trồng trọt khác trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm, tích cực tham gia các buổi tập huấn khoa học - kỹ thuật, cách phòng trừ sâu bệnh… do các cấp Hội Nông dân, Hội Làm vườn và địa phương tổ chức. Chị sử dụng mạng internet để tự học hỏi, trau dồi kiến thức cho bản thân, tham gia nhiều diễn đàn về trồng trọt trên các trang mạng, mỗi khi cần tìm hiểu thêm vấn đề gì đó chị đều lên diễn đàn đặt câu hỏi và chắt lọc câu trả lời để áp dụng vào thực tiễn tại trang trại của mình. Đến nay, trang trại của gia đình chị sản xuất ổn định, mỗi năm doanh thu hơn 1 tỷ đồng, đảm bảo cho 5-6 lao động thường xuyên với mức lương 4-5 triệu đồng/người/tháng, không kể ngày vụ lên tới hàng chục người.

Chị Trâm chia sẻ: “Trong khi chờ đợi việc làm thì cũng muốn làm một việc gì đó để sinh sống và tạo việc làm cho bà con, họ hàng ở quê. Ở nông thôn, ngoài mùa vụ hầu hết thời gian nhàn rỗi không có việc làm rất lãng phí. Nghĩ là làm, sau một thời gian thấy có hiệu quả lại càng quyết tâm hơn. Trong thời gian tới, gia đình tôi cũng có nhiều dự định trong việc phát triển và mở rộng việc trồng rau màu theo tiêu chuẩn VietGap, đảm bảo an toàn thực phảm để xuất ra thị trường trong và ngoài nước nên cũng cần nguồn vốn lớn để ổn định sản xuất”.

Rời trang trại của gia đình chị Trâm, chúng tôi tìm đến trang trại của gia đình ông Ngô Văn Tốn ở thôn Lai Hạ, xã Lai Hạ, Lương Tài. Vốn là người thành phố nhưng ông Tốn lại trở thành ông vua lợn trên mảnh đất này. Trang trại của ông tại xã Lai Hạ rộng trên 4ha với 10 chuồng quy mô 5 nghìn con lợn nái. Đâu chỉ là 1 trong số 7 trang trại của ông tại tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Nói đến ông Tốn “lợn” chắc hẳn khắp các tỉnh phía Bắc ai cũng biết đến vì ông gắn bó với nghề chăn nuôi này gần 20 năm nay, cũng như quy mô, hiệu quả chăn nuôi của gia đình. Không qua một trường lớp nào, xuất thân từ nông dân nhưng với sự năng động, sáng tạo, ông Tốn gây dựng cho mình thương hiệu trong sản xuất chăn nuôi. Doanh thu mỗi năm trên 10 tỷ đồng.

 

Được biết chị Trâm, ông Tốn cũng chỉ là 2 trong số rất nhiều nông dân trong tỉnh đang mở rộng sản xuất theo hướng hàng hóa chuyên canh… Những người nông dân ấy là hình mẫu mà hiện các cấp Hội Nông dân, Hội Làm vườn trong tỉnh đang tích cực xây dựng, nhân rộng.

Khi chuyển sang kinh tế thị trường với mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng, cùng với nhiều ngành kinh tế khác, hội nhập đem lại cho nông nghiệp nước ta nhiều điều kiện thuận lợi và cơ hội phát triển nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức.

Sản phẩm nông nghiệp ngày càng đòi hỏi phải đạt các tiêu chuẩn và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Chính vì vậy, ngoài tâm huyết, gắn bó với nông nghiệp, người nông dân phải hướng tới chuyên nghiệp, nông dân không chỉ biết tổ chức lại sản xuất, mà còn phải chuyên nghiệp trong vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, kết nối với doanh nghiệp; nắm bắt được thông tin, chủ động tham gia thị trường…

Hiện toàn tỉnh có khoảng trên 3.200 trang trại và gia trại sản xuất thu hút trên 60 nghìn người lao động, cho sản lượng gần 100 tấn. Thời gian qua, các cấp Hội Làm vườn trong tỉnh tích cực đóng vai trò là “bà đỡ”, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phát huy nội lực, tích cực học tập, ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi các mô hình kinh tế nhỏ lẻ, manh mún sang các mô hình sản xuất hàng hoá tập trung…

Hội đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hiệu quả các dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất, kinh doanh. Gắn công tác tuyên truyền, vận động với các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập; hướng dẫn nông dân tham gia các hình thức kinh tế tập thể, liên kết hợp tác trong phát triển kinh tế…

Ông Nguyễn Xuân Vững, Phó Chủ tịch thường trực Hội Làm vườn tỉnh cho biết: “Hiện nay, toàn tỉnh đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ các hộ làm kinh tế vườn phát triển như: hỗ trợ 150 triệu đồng/1ha đối với sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Gap; 100% giá cây quả; hỗ trợ kho lạnh bảo quản rau củ quả; 50% giá cây ăn quả sản xuất đại trà, trong đó ưu tiên sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Gap; hỗ trợ 300-400 triệu đồng trên 1ha cây ăn quả; 3-4,5 tỷ đồng đối với các mô hình từ 100-150ha…

Tập huấn khoa học kỹ thuật cho nông dân, xây dựng thương hiệu nâng cao giá trị cây ăn quả, giúp nông dân nâng cao kiến thức, trình độ ứng dụng trong sản xuất đạt hiệu quả cao, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm”.

Bằng sự năng động, nhạy bén nắm bắt với thị trường, những người nông dân như ông Tốn, chị Trâm… đã góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp Bắc Ninh phát triển, từng bước hội nhập. Những thành quả mà họ đạt được là hiện thực hóa những ước mơ làm giàu của người nông dân thời @. Và chính họ là những người đã và đang tạo nên điểm nhấn trong bức tranh kinh tế của tỉnh Bắc Ninh hôm nay.

 
Theo Khánh Lộc (Đài PTTH Bắc Ninh)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 256

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 253


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 774795

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71002110