08:28 EST Thứ ba, 05/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những “viên gạch” đầu tiên của nền lập pháp nước ta

Thứ bảy - 01/09/2018 12:31
Ngày 2-9-1945, bản Tuyên ngôn Độc lập hùng tráng vang lên từ Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bản tuyên ngôn do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào là sự kết tinh ý chí, nguyện vọng của hết thảy người dân nước Việt; là lời khẳng định mang tính lịch sử về việc lập lại chủ quyền quốc gia một cách toàn vẹn, đầy đủ về tay nhân dân Việt Nam.

Kể từ thời khắc lịch sử ngày 2-9-1945 cho tới khi nhân dân cả nước đi bỏ phiếu Tổng tuyển cử bầu ra Quốc dân Đại hội (Quốc hội), do yêu cầu từ thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ký hàng trăm sắc lệnh. Nhiều sắc lệnh được ban hành trong thời gian này thể hiện rõ mong muốn kiến tạo một cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Điển hình là các sắc lệnh quy định nhân dân được quyền tự do buôn bán, chuyên chở thóc gạo; bãi bỏ thuế thân và các loại sưu thuế là gánh nặng cho nhân dân; thành lập lớp bình dân học vụ cho nông dân, thợ thuyền; dạy chữ quốc ngữ bắt buộc và miễn phí…

Cùng với đó, hàng chục sắc lệnh được ban hành để tổ chức, kiện toàn, vận hành bộ máy Chính phủ, các địa phương. Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa về cơ bản theo đúng cơ cấu, tổ chức của Chính phủ lâm thời được cải tổ từ Ủy ban Dân tộc giải phóng do Quốc dân đại hội Tân Trào thành lập, gồm 15 thành viên do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch lâm thời kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng chiếc máy chữ soạn thảo nhiều văn kiện quan trọng. Ảnh tư liệu

Thực hiện đúng tư tưởng, mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14 quy định, trong thời hạn hai tháng sẽ mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc dân đại hội. Sắc lệnh quy định rõ, tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ những người bị tước công quyền và người có trí óc không bình thường; quy định về thành lập Ủy ban dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử. Quốc dân đại hội gồm 300 người có toàn quyền ấn định hiến pháp cho nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa; việc thành lập Ủy ban khởi thảo hiến pháp gồm 7 người.

Do có nhiều sự kiện phát sinh, ngày 17-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 51 quy định ngày Tổng tuyển cử được ấn định là ngày 23-12-1945, muộn hơn so với thời hạn hai tháng quy định tại Sắc lệnh số 14. Sắc lệnh này sau đó được sửa đổi một số nội dung bởi hai sắc lệnh số 71 và 72 nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người ứng cử, bổ sung số đại biểu được bầu cho một số tỉnh, nâng tổng số đại biểu Quốc hội được bầu lên 330 người. Cuối cùng, do có nhiều người tài giỏi muốn ra ứng cử nhưng không đủ thời gian để nộp đơn, vận động bầu cử, ngày Tổng tuyển cử được thống nhất dời sang 6-1-1946, theo Sắc lệnh số 76 được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 18-12-1945.

Nếu nhìn vào các sắc lệnh được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký từ sau ngày 2-9-1945 đến trước khi diễn ra cuộc Tổng tuyển cử trên cả nước vào ngày 6-1-1946, có thể thấy, công tác lập pháp trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc tổ chức, củng cố, vận hành bộ máy chính quyền; thiết lập và duy trì trật tự, trị an, xóa bỏ gánh nặng sưu thuế cho nhân dân; chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội-nơi tập hợp những người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh là đại biểu của nhân dân, do nhân dân bầu ra để thực hiện nguyện vọng của nhân dân-và chuẩn bị việc trình Quốc hội xem xét, thông qua bản hiến pháp đầu tiên của nước ta.

Rất nhiều văn bản pháp luật được ban hành của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa sau đó được kế thừa, phát triển thành những văn bản của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa sau ngày 6-1-1946. Những văn bản ấy được coi là những “viên gạch" đầu tiên đặt nền móng cho nền lập pháp của nước Việt Nam độc lập, tự chủ. Do vậy, hoạt động lập pháp của Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa giai đoạn này xứng đáng được coi là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử lập pháp nước ta, nền lập pháp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Theo QĐND

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 329


Hôm nayHôm nay : 42454

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 226602

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70453917