1. Gia tăng sự dịch chuyển
Sự gia tăng tính di động kèm theo việc phát triển vũ bão của công nghệ di động và đám mây tạo ra hệ quả là các cá nhân đang làm việc trên nhiều thiết bị tại nhiều địa điểm.
Thay đổi văn hóa làm việc để nâng cao chất lượng công việc trong thời đại số. Ảnh minh họa |
2. Gia tăng nhóm làm việc đa dạng
Nghiên cứu chỉ ra, 36% lao động Việt cùng một thời điểm hợp tác với khoảng 10 nhóm làm việc khác nhau. Điều này cho thấy, để hoàn thành công việc hiệu quả, cần triển khai các công cụ hợp tác và chia sẻ thông tin thời gian thực.
3. Tồn tại khoảng cách về kỹ năng số
Dù chỉ số triển khai công nghệ mới đang gia tăng trong mọi ngành công nghiệp, nhưng việc triển khai lại không đồng nhất. Trên thực tế, 60% người được hỏi cảm thấy rằng có thể làm nhiều hơn nhằm thu hẹp khoảng cách kĩ năng số giữa các lao động.
“Sự gia tăng ứng dụng công nghệ số cùng với sự tham gia lực lượng lao động trẻ thuộc thế hệ Millennials (thế hệ sinh từ năm 1980 đến năm 2000) đã góp phần thay đổi cách thức người lao động vận dụng kiến thức tới kỹ năng trong công việc, cũng như các công cụ họ sử dụng.
Với hơn một nửa số Millennials toàn cầu đang cư trú ở châu Á, môi trường làm việc sẽ cần phải chuyển đổi để thích nghi với thói quen công nghệ của những lao động bản địa này. Ngoài ra, khi triển khai các công nghệ mới và hiện đại, các tổ chức cần quan tâm củng cố kỹ năng cho lực lượng lao động để phát huy tối đa năng lực sáng tạo, làm việc cộng tác và chiến lược cho tương lai”, ông Phạm Trần Anh, Phó Tổng Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp và đối tác chiến lược, Microsoft Việt nam chia sẻ.
Thay đổi để nắm bắt thành công chuyển đổi số
Dù 80% các lãnh đạo khu vực nhận thức rằng cần chuyển đổi vào kinh tế số để thành công, nhưng con người vẫn là trọng tâm của chuyển đổi số.
“Thách thức mà họ đối mặt hiện nay là làm sao để triển khai những phương pháp mới giúp thúc đẩy văn hoá làm việc hiện đại nhằm gia tăng hiệu quả cho lao động châu Á, đặc biệt là những người lãnh đạo. Theo ước tính, có 2 tỷ lao động là lãnh đạo trên toàn cầu, chiếm phần lớn lực lượng lao động hiện nay”, ông Phạm Trần Anh chia sẻ thêm.
Để khai mở tiềm năng của lao động, các tổ chức cần xử lý và phát huy năng lực, đặc biệt là các lao động lãnh đạo, thông qua những giá trị cốt lỗi của văn hóa làm việc mới:
1. Khai mở sự sáng tạo
Cộng tác thúc đẩy đổi mới nhờ chia sẻ ý tưởng và nhân viên có thể làm việc linh hoạt khi kết nối đồng thời làm việc liền mạch trên các thiết bị. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy đa số nhân sự cảm thấy vẫn gặp hạn chế khi làm việc, 63% nhấn mạnh rằng họ phải ở văn phòng vì thiết bị hoặc công cụ phục vụ công việc chỉ có tại công ty.
2. Tăng cường hợp tác
Nhờ trang bị cho mọi nhân viên bộ công cụ phổ biến để cộng tác, các tổ chức sẽ cung cấp cho nhân viên lựa chọn để cùng làm việc và hợp tác theo thời gian thực. Nghiên cứu cho thấy, 50% nhấn mạnh rằng việc truy cập công nghệ cộng tác để đáp ứng kịp thời các yêu cầu nội bộ và bên ngoài thực sự rất quan trọng.
3. Gia tăng bảo mật
81% phản hồi đang làm việc trên máy tính công ty, nhưng 88% cũng làm việc trên điện thoại thông minh của riêng họ, điều này nhấn mạnh những rủi ro bảo mật tiềm ẩn.
Trên thực tế, hơn bốn trong số năm người được hỏi (84%) thừa nhận đã kiểm tra email cá nhân trên các thiết bị do công ty phát. Do vậy, các lãnh đạo cần tăng cường an ninh nhằm bảo vệ an toàn dữ liệu cho tổ chức, cùng lúc xử lý các nhu cầu làm việc của lao động mà vẫn không tạo ra rào cản cản trở năng suất.
4. Đơn giản hóa
Theo một nghiên cứu trên đối tượng là các lãnh đạo CNTT (ITDM) của khu vực châu Á Thái Bình Dương thì 63% ITDM Việt Nam muốn đơn giản hóa việc quản lý danh mục bảo mật CNTT hiện có.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn