21:14 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Niềm vui giữa mùa hạn mặn

Chủ nhật - 22/03/2020 10:49
Mấy chục nghìn hecta đất thuộc tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, nằm giữa sông Cổ Chiên và sông Hậu giữa tháng 3/2020 vẫn bình yên.
Kênh Mây Phốp - Ngã Hậu giữa tháng 3 này vẫn đầy nước ngọt trong lành, thuyền vận tải thong dong. Ảnh: Sáu Nghệ.

Kênh Mây Phốp - Ngã Hậu giữa tháng 3 này vẫn đầy nước ngọt trong lành, thuyền vận tải thong dong. Ảnh: Sáu Nghệ.

Mấy chục nghìn hacta đất thuộc tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, nằm giữa sông Cổ Chiên và sông Hậu (đã bị nước mặn vào sâu) nhưng giữa tháng 3/2020 vẫn khá bình yên khi đồng bộ các giải pháp thích ứng từ các cấp các ngành đến người dân.

Niềm vui thoát hạn mặn

Chủ tịch UBND xã Trung Thành (Vũng Liêm, Vĩnh Long) Hồ Văn Hạnh vui mừng giới thiệu: “Cánh đồng rộng hơn 300 ha làm lúa của xã trước đây èo uột vì thiếu nước cả vụ hè thu lẫn đông xuân. Năm nay đại hạn nhưng lúa vẫn được mùa với năng suất 6 - 7 tấn/ha, gần gấp đôi năm hạn 2016”.

Xã Trung Thành chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sông Cổ Chiên (một cửa sông Tiền) với vàm rẽ vào sông Vũng Liêm cách xã chừng 4 km, từ đầu năm nay mặn đã lên đến 3,2‰.

“Mùa hạn năm 2016 độ mặn ngoài vàm thấp hơn năm nay mà trong xã thì buồn lắm. Vì phía dưới nước mặn tràn lên, còn nước ngọt bên trên lại không xuống được, khiến kênh mương tù đọng ô nhiễm, cỏ rác hoang vu, lúa hè thu không chết héo thì năng suất cũng chỉ đạt 3 - 4 tấn/ha. Năm nay đủ nước ngọt nên lúa năng suất cao; còn phát triển nuôi cá tra, mè vinh, rô phi được 30 - 40 tấn”, Chủ tịch Hạnh nói.

Mấy trăm hecta của xã Trung Thành và nhiều diện tích của các xã lân cận ở đây, trước kia có kênh Mây Phốp - Ngã Hậu dài hơn 24 km dẫn nước ngọt vào phục vụ.

Thế nhưng, ngành giao thông khi nâng cấp Quốc lộ 53 lại đặt cống nhỏ nên hạn chế nước chảy vào, từ đó cả vùng đất thiếu nước ngọt. Mùa khô hạn, nước mặn từ sông Vũng Liêm càng được thể lấn tới.

Năm 2018, dự án kênh Mây Phốp - Ngã Hậu được Bộ NN-PTNT triển khai, phá cống để làm cầu mở khẩu độ cho nước qua Quốc lộ 53, nạo vét kênh rộng ra 10 - 14 m, làm 11 cầu giao thông và 30 cống lớn nhỏ hai bờ.

Tổng vốn đầu tư 405 tỷ đồng, kế hoạch hoàn thành vào tháng 2/2020 nhưng tháng 10/2019 đã đưa vào sử dụng, kịp lấy nước ngọt phục vụ sản xuất cho 8 xã và 1 thị trấn của huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long), 5 xã của huyện Càng Long (Trà Vinh).

Con kênh năm 2016 mà ông Sơn vừa nói “tù đọng ô nhiễm” thì nay giữa mùa hạn mặn mà nước ngọt trong lành, thuyền ghe qua lại thong dong.

Ông cán bộ nông nghiệp xã Võ Minh Triều cho biết, hiệu quả ngăn mặn tiếp ngọt không chỉ nâng cao năng suất cây trồng mà còn phát triển giao thông đường thủy, làm tăng giá bán lúa tại ruộng và giảm chi phí cho nông dân.

Nông dân Nguyễn Văn Huyền ở ấp Xuân Minh 1, làm 0,9 ha lúa OM5451 kể, trước đây đường thủy bế tắc, đường bộ không có nên thương lái mua lúa các nơi khác xong mới đến đây, với giá thấp mà còn tốn công bốc vác.

Bây giờ, việc vận chuyển vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản được thông suốt đường thủy nên giá lúa tại ruộng tăng thêm 200 đồng/kg, được 5.100 đồng/kg, trong lúc chi phí giảm.

“Tuy nhiên, cũng phải nói rõ thêm, mùa hạn năm nay xã Trung Thành đỡ thiệt hại nhờ có kênh dẫn ngọt và còn nhờ cả việc kiểm soát mặn của cống Vũng Liêm”, Chủ tịch Hạnh nhấn mạnh.

Chủ động sản xuất

Cống Vũng Liêm nằm trên cửa sông Vũng Liêm, cách sông Cổ Chiên vài trăm mét, tại xã Trung Thành Tây (Vũng Liêm, Vĩnh Long). Chủ tịch UBND xã Phan Tấn Tài cho hay, nhờ cống được thi công nhanh, đóng cửa từ tháng 1/2020 nên giúp cho xã “chủ động sản xuất”.

Cống Bông Bót đang đóng để kiểm soát mặn. Ảnh: Sáu Nghệ.
Cống Bông Bót đang đóng để kiểm soát mặn. Ảnh: Sáu Nghệ.

Theo ông Tài, ở cửa sông Vũng Liêm đỉnh mặn năm 2016 là 4‰ còn năm nay vào ngày 8/2/2020 đã lên 6,2‰, trong lúc năm 2016 thiệt hại vườn cây ăn trái rất lớn thì năm nay không bị, mà chỉ thiệt hại một ít lúa do giảm năng suất.

Chủ tịch Tài kể năm 2016 chưa có cống Vũng Liêm, khi nước mặn đến bà con không biết đề phòng cứ bơm nước tưới nên lúa thiệt hại nặng.

Tiếp đó, cũng không có thiết bị đo độ mặn, chỉ dùng lưỡi nếm nước sông khi thấy đỡ mặn thì bơm lên tưới cây và cả tháng sau cây rụng trái và chết mất nhiều.

Năm nay, hàng ngày, cống Vũng Liêm kiểm soát độ mặn và Phòng NN-PTNT còn chuyển thông tin độ mặn ở các cửa sông chính đến với điện thoại tất cả cán bộ các xã và các trưởng ấp để chủ động trong sản xuất. Xã lại được cấp máy đo độ mặn cầm tay để cán bộ trực tiếp đo ở những vị trí kênh mương, cống bọng cụ thể, khuyến cáo người dân lấy nước ngọt được chính xác.

Ở bên cạnh cống Vũng Liêm là ấp Tân Trung có hơn 100 ha vườn cây trái, Trưởng ấp Nguyễn Thành Hải kể, năm 2016 thiệt hại không kể hết vì bưởi, măng cụt nhiễm mặn nên rụng trái hết trơn.

Và khi vườn cây bị nhiễm mặn thì phải mất 3 - 4 năm sau tích cực thau rửa, cây trái mới phục hồi trở lại bình thường.

Còn năm nay, hạn mặn gay gắt hơn mà cây trái chỉ bị ảnh hưởng ít. Không những thế, dọc sông Cổ Chiên còn phát triển nuôi cá nước ngọt từ dưới 10ha năm trước kia lên 30ha năm nay, chủ yếu cá tra, trê, lóc.

Chủ tịch Tài nói thêm: “Nếu không có cống kiểm soát mặn và dẫn ngọt về thì năm nay, đất của xã sẽ bị thiếu ngọt trầm trọng, trở thành vùng lợ - mặn không đều, khó sản xuất. Nhờ chủ động nên đa số diện tích lúa vẫn đạt năng suất 9 tấn/ha, chỉ có chừng 20ha bị ảnh hưởng mặn, bị giảm năng suất.

Cũng do nước mặn đến sớm quá, cống Vũng Liêm dù thi công đã vượt kế hoạch mấy tháng mà vẫn không kịp để đóng ngăn mặn”, Chủ tịch Tài chép miệng.

Vận hành kiểm soát mặn

Cống Vũng Liêm kiểm soát mặn lớn nhất tỉnh Vĩnh Long hiện nay, cùng với cống Bông Bót và Tân Dinh ở tỉnh Trà Vinh thuộc tiểu dự án Nam Mang Thít có tổng mức đầu tư hơn 746 tỷ đồng, hỗ trợ kiểm soát mặn, lấy ngọt phục vụ sản xuất cho 28.459ha đất ở hai tỉnh.

Khởi công giữa năm 2018, theo kế hoạch đến tháng 8/2020 mới hoàn thành nhưng nhờ đẩy nhanh thi công nên từ tháng 1/2020, các cống đã vận hành, đem lại nhiều kết quả thích ứng hạn mặn trong vùng.

Ở tỉnh Trà Vinh có doanh nghiệp chuyên quản lý khai thác các công trình thủy lợi mà trực tiếp vận hành cống Bông Bót và Tân Dinh là Xí nghiệp Thủy nông huyện Cầu Kè.

Giám đốc Xí nghiệp Hứa Thanh Sơn cho biết, cống Bông Bót trên sông Bông Bót có 3 cửa rộng tổng cộng 60m, cống Tân Dinh trên sông Tân Dinh có 2 cửa rộng tổng cộng 40m, cả hai cống cách sông Hậu chừng vài trăm mét. Còn với cửa biển, cống Bông Bót cách khoảng 50km, cống Tân Dinh cách gần 60km.

“Thời điểm giữa tháng 3 này, dọc bờ sông Hậu thuộc tỉnh Trà Vinh chỉ còn vùng đất trong 2 cống Bông Bót và Tân Dinh lấy được nước ngọt; những nơi khác đã bị nước mặn xâm nhập. Còn năm 2016, khi chưa có cống thì nước mặn lan tràn khắp tỉnh”, Giám đốc Sơn nói.

Quy trình vận hành kiểm soát mặn theo ông Sơn là, đóng cống khi triều cường làm độ mặn trên sông Hậu cao hơn 1‰ để ngăn mặn xâm nhập đồng ruộng và khi nước ròng để giữ ngọt trong kênh rạch.

Cứ thời điểm con nước lên cao và xuống thấp hàng ngày, nhân viên vận hành cống đi đo độ mặn trên sông để đóng đúng lúc. Còn khi nước bình thường, cống mở cho tàu thuyền qua lại. Dịp Tết vừa rồi, nhân viên vận hành cống thay nhau trực suốt ngày đêm, không nghỉ.

Nhân viên cống Tân Dinh và nông dân kiểm tra độ mặn nước sông. Ảnh: Sáu Nghệ.
Nhân viên cống Tân Dinh và nông dân kiểm tra độ mặn nước sông. Ảnh: Sáu Nghệ.

Bên cống Tân Dinh là ấp Dinh An, xã An Phú Tân (Cầu Kè, Trà Vinh) có 695 hộ dân với 417ha đất tự nhiên.

Bí thư Chi bộ ấp Nguyễn Văn Lén kể, năm 2016 độ mặn ở cửa sông 8‰ gây thiệt hại rất lớn cho vườn cây trái, lúa thì chết khô, “còn năm nay mặn vô sớm và kéo dài hơn nhưng thiệt hại không đáng kể”.

Không những hỗ trợ người dân chủ động sản xuất trước hạn mặn, các cống còn là cầu giao thông cho xe tải lớn chạy bên trên, giúp thông thương hàng hóa nhanh chóng, giảm chi phí so với trước.

“Ấp chúng tôi từ hồi nào cách trở con sông như bị biệt lập, ghe xuồng qua sông thỉnh thoảng bị chìm rất khổ. Nhờ có cống, từ tháng 1 năm nay đã thoát cảnh đó rồi”, Bí thư Lén nói.

Khi có cống, nông dân trong vùng cũng đã nhạy bén chuyển đổi canh tác với các giống cây có hiệu quả kinh tế cao hơn. Bí thư Chi bộ ấp Nguyễn Văn Lén kể, trước đây trong ấp chủ yếu trồng dừa, xoài, ổi mà không dám trồng chôm chôm, sầu riêng có giá cao nhưng quá nhạy với độ mặn, hay bị rụng trái. “Năm ngoái đến nay, nhiều hộ đã bắt đầu trồng chôm chôm và sầu riêng”, bí thư Lén tươi cười.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 385

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 384


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1549335

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74596306