14:21 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ninh Bình: Phong trào SXKD giỏi giúp hơn 10.700 hộ nông dân vươn lên thoát nghèo

Thứ năm - 04/05/2017 23:05
Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (SXKD giỏi), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững của các cấp Hội thực sự đi vào cuộc sống, thu hút hàng nghìn hộ nông dân tham gia, trở thành động lực quan trọng khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương và nội lực của mỗi gia đình, thúc đẩy kinh tế nông thôn ngày càng phát triển.
HND tỉnh tổ chức tập huấn sử dụng chế phẩm sinh học cho hội viên nông dân

 
Hàng năm, các cấp Hội đã tổ chức phát động tuyên truyền, vận động nông dân đăng ký tham gia thực hiện phong trào. Trong quá trình triển khai, các cấp Hội chủ động tuyên truyền, tập huấn, tổ chức các cuộc hội thảo đầu bờ giúp nông dân thay đổi tư duy làm ăn, có kiến thức trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

 
Tỉnh Hội đã phối hợp với Sở Công thương và Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh tổ chức nhiều hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do nông dân sản xuất, tổ chức Hội thảo "Nông dân bàn cách làm giàu", chương trình "Nhịp cầu nhà nông" giúp nông dân mở rộng thị trường và nâng cao kiến thức trong sản xuất kinh doanh.

 
Bên cạnh đó, các cấp Hội tích cực vận động hội viên, nông dân thực hiện dồn điền đổi thửa xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”, vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh; mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi, đưa nhiều loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Thời gian qua, được sự hỗ trợ của TW Hội Nông dân Việt Nam và một số ngành trong tỉnh, Hội ND tỉnh đã triển khai các đề tài, dự án, mô hình với hàng chục tỷ đồng, phù hợp với từng địa bàn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 
Điển hình như: Mô hình trồng 30 ha khoai lang Nhật Bản tại huyện Nho Quan; nuôi con đặc sản ở xã Đông Sơn (huyện Tam Điệp); sản xuất lúa chất lượng cao tại xã Khánh Trung (huyện Yên Khánh); trồng nấm tại xã Yên Nhân, Yên Thành và trồng dưa bao tử theo tiêu chuẩn Vietgap tại xã Mai Sơn (huyện Yên Mô), xã Đông Sơn (thị xã Tam Điệp); dự án “phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống và nuôi cá hồ chứa” tại 2 xã Khánh Tiên, Khánh Lợi (Yên Khánh); trồng thanh long ruột đỏ tại xã Khánh Tiên (huyện Yên Khánh); sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi ở huyện Kim Sơn, Hoa Lư, TP Tam Điệp; nuôi gà thả vườn tại huyện Nho Quan, Gia Viễn…

 
Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi đã thúc đẩy việc thành lập các loại hình trang trại, gia trại cho hiệu quả kinh tế cao, hình thành các hình thức hợp tác tự nguyện của nông dân, góp phần đổi mới các mô hình hợp tác xã nông nghiệp tạo sự liên kết các thành phần kinh tế, thực hiện liên kết “4 nhà”.
 


Đến nay, toàn tỉnh có 24.471 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Tổ chức Hội các cấp trong toàn tỉnh đã giúp 10.758 hộ nông dân nghèo vươn lên thoát nghèo.
 
Đến nay, các cấp Hội đã hướng dẫn thành lập mới được 95 mô hình kinh tế tập thể, trong đó có 18 Hợp tác xã và 77 Tổ hợp tác, điển hình như: Tổ hợp tác nuôi cá nước ngọt thâm canh (xã Ninh Hải- huyện Hoa Lư), tổ hợp tác chăn nuôi bò tại xã Khánh Thịnh (huyện Yên Mô); Hợp tác xã Đoàn kết chăn nuôi thủy sản (xã Gia Vân- huyện Gia Viễn), tổ hợp tác nuôi con đặc sản tại xã Đông Sơn (TP Tam Điệp)... và nhiều mô hình nông dân liên kết sản xuất hỗ trợ nhau về kỹ thuật, cung ứng giống, tìm đầu ra cho sản phẩm đạt hiệu quả cao.


 
Từ phong trào đã xuất hiện nhiều nông dân dám nghĩ, dám làm, không ngừng tìm tòi, cải tiến kỹ thuật, quyết tâm đưa vào thử nghiệm và nhân rộng các loại cây, con mới, phá vỡ thế độc canh sản xuất các cây, con truyền thống góp phần đa dạng hoá sản xuất, phát triển các ngành nghề, dịch vụ mới trong kinh tế nông thôn. Điển hình như: Ông Tống Viết Lư (xã Mai Sơn, huyện Yên Mô) đã ứng dụng công nghệ che phủ nilon trong mô hình cà chua trái vụ, rau màu các loại đem lại thu nhập cho gia đình hơn 500 triệu đồng mỗi năm; ông Trịnh Duy Tân (xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn) với mô hình chăn nuôi lợn hiện đại, sử dụng hệ thống làm mát, hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường thu lãi hơn 2 tỷ đồng mỗi năm; nông dân Đỗ Văn Trường (phường Tân Bình, Thị xã Tam Điệp) đã chế tạo thành công máy bơm nước không ống;  nông dân Phạm Xuân Cường (xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư), nông dân Vũ Văn Dung (xã Yên Mạc, huyện Yên Mô) với sản phẩm máy cấy lúa không động cơ...

 
Các hộ SXKD giỏi trở thành những "hạt nhân" tích cực hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo, hộ khó khăn về vốn, cây con giống, kinh nghiệm sản xuất, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

 
Phạm Hường (Ban Tuyên giáo HND tỉnh Ninh Bình)/ Hội nông dân
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 262

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 261


Hôm nayHôm nay : 52652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 493381

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73540352