23:30 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nơi rừng xanh, núi thẳm vẫn làm ra cả trăm triệu bằng...1 cánh tay

Thứ bảy - 10/06/2017 09:45
Cổ nhân có câu: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” nhằm ngụ ý để đạt sự giàu có bên cạnh lao động cơ bắp còn cần tầm nhìn, trí tuệ. Nếu đôi bàn tay không lao động sẽ dẫn đến khó nghèo. Và, vượt lên nghịch cảnh chỉ có một cánh tay trái không thuận, anh Ma Văn Khẩn, thôn Chiến Thắng, xã Hữu Sản, huyện Bắc Quang (Hà Giang) đã tạo cho mình một cơ nghiệp đáng giá hàng trăm triệu đồng như bao người lành lặn, dồi dào sức khỏe...

Năm 2005, tốt nghiệp THPT, chưa kịp xây ước mơ nơi giảng đường đại học thì tai nạn lao động bất ngờ xảy đến, khiến nhiều dự định tương lai của Khẩn dang dở. Trong một lần lao động phụ giúp gia đình, không may anh bị ngã vào hàng rào nứa sắc nhọn khiến cánh tay phải tổn thương...

 noi rung xanh, nui tham van lam ra ca tram trieu bang...1 canh tay hinh anh 1

Dù chỉ có một cánh tay, nhưng anh Ma Văn Khẩn đã khiến 7 ha đồi tạp trở thành rừng cây giá trị và xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Kinh tế gia đình từ hộ khá dần trở nên khó khăn khi chi phí điều trị cho Khẩn tăng dần theo tháng, ngày. Trước tình thế khó, bố, mẹ Khẩn không chỉ bán đi đàn trâu- “đầu cơ nghiệp” mà còn vay ngân hàng và nhờ thêm anh, em trong dòng họ cùng vay thêm từ ngân hàng với tổng số tiền trên 100 triệu đồng với mong muốn chữa lành vết thương cho con.

Nhưng, vì vết thương quá nặng, việc sơ cứu ban đầu không đảm bảo đã khiến cánh tay phải của Khẩn vĩnh viễn không thể trở lại hình dáng ban đầu. Trước thực tế cánh tay thuận “khô” và mỏng, không thể cầm, nắm bất cứ vật gì, cũng không thể viết hay lao động bình thường, khiến sức trẻ tuổi mười chín, đôi mươi đầy ước mơ, hoài bão của Khẩn bỗng thu nhỏ trong đau đớn, tuyệt vọng.

Nhưng rồi, cùng với sự động viên của người thân, anh dần bình tâm và nhận ra rằng: Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương, thậm chí kém may mắn hơn mình đã vượt lên số phận bằng tinh thần “thép” và thái độ sống tích cực khiến nhiều người nể phục...

Quyết tâm vượt lên nghịch cảnh, Khẩn bắt đầu chăn nuôi lợn, gây dựng kinh tế. Nhưng vì thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thậm chí thiếu sức khỏe để chăm sóc vật nuôi nên việc làm này của anh thất bại. Biết rằng, với một cánh tay trái không thuận, khó có thể làm giàu từ chăn nuôi lợn nên Khẩn tìm cách phát triển kinh tế rừng, kết hợp chăn nuôi dê và gà.

Chứng kiến việc làm này, nhiều người bày tỏ: Thật khó để hình dung hết ý chí, nghị lực “thép” của anh khi thường xuyên vác từng bao cám ngô, thóc (thức ăn phục vụ chăn nuôi), vượt bộ ngược trên 1 km đường suối và đồi dốc để đến trang trại – nơi khởi nguồn con đường lập thân, lập nghiệp của anh. Vì hiện tại, việc đi bộ chính là con đường duy nhất để đến trang trại của anh.

Và cũng thật khó có thể trải nghiệm hết cách anh dùng dụng cụ lao động bằng một tay không thuận để cuốc hố trồng cây, bón phân, tỉa cành, chăm sóc rừng trồng. Đặc biệt hơn, từ năm 2011 đến nay, thành quả của sự nỗ lực không cam chịu nghịch cảnh ấy của anh Khẩn đã khiến 7 ha đồi tạp phủ xanh ngút ngàn cây gỗ xoan, cây gỗ quý hiếm như trầm hương và sưa đỏ.

Kết hợp phát triển rừng cây, anh Khẩn còn nuôi trên 200 con gà đặc sản "leo đồi" và 35 dê đặc sản núi đá. Bằng việc chăn thả tự nhiên, lấy chữ tâm, tín làm lãi nên việc phát triển chăn nuôi của gia đình anh khá thuận lợi, khi tạo được uy tín với thương lái để cung cấp ra thị trường sản phẩm sạch, đảm bảo thực phẩm an toàn, chất lượng...

Trước nghị lực vượt qua nghịch cảnh, từng bước gây dựng kinh tế từ một cánh tay không thuận của Khẩn, anh Nguyễn Bá Tuấn, Bí thư Huyện đoàn Bắc Quang xúc động chia sẻ: "Dù mô hình phát triển kinh tế của Khẩn chưa thực sự ấn tượng nhưng có thể khẳng định, Khẩn là một đoàn viên tiêu biểu trong phong trào khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên huyện Bắc Quang. Bởi trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn nhưng bằng ý chí và lòng quyết tâm, Khẩn đã vượt lên chính mình, trở thành tấm gương sáng để các bạn đoàn viên khác học tập. Đặc biệt, với những kết quả đó, Ma Văn Khẩn đã được Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang tặng Giấy khen về “Gương Thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu năm 2016” và được T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuyên dương là Thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2016...

Theo Thu Phương (Báo Hà Giang)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 290


Hôm nayHôm nay : 52032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 934282

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64920226