20:05 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân Đức Chính chia sẻ kĩ thuật trồng cà rốt to, đẹp xuất khẩu

Thứ tư - 12/02/2020 02:03
Dự án trồng cà rốt an toàn được người dân xã Đức Chính (Cẩm Giàng, Hải Dương) triển khai từ năm 2007. Đến nay, Đức Chính đã trở thành một trong những vựa trồng cà rốt lớn nhất miền Bắc, sản phẩm không chỉ tiêu thụ nhiều trong nước mà còn xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Xuất khẩu 50% sản lượng

Nhờ cây cà rốt, nhiều hộ có thu nhập cao, cuộc sống khấm khá. Lượng cà rốt tại đây được các doanh nghiệp, thương lái trên địa bàn tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 50%, còn lại khoảng 50% sản lượng được các nhà máy thu mua sơ chế, chế biến, bảo quản xuất khẩu sang các thị trường như Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, châu Âu…

Hiện trên địa bàn tỉnh có 16 doanh nghiệp và khoảng 50 tư thương thu mua cà rốt, tập trung chủ yếu tại huyện Cẩm Giàng và Nam Sách. Một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh như Công ty CP Chế biến nông sản Tân Hương, Công ty TNHH Ánh Dương… (huyện Cẩm Giàng) đang thu mua đều đặn cho nông dân với lượng tiêu thụ từ 50 - 100 tấn/ngày.

 nong dan duc chinh chia se ki thuat trong ca rot to, dep xuat khau hinh anh 1

 nong dan duc chinh chia se ki thuat trong ca rot to, dep xuat khau hinh anh 2

 nong dan duc chinh chia se ki thuat trong ca rot to, dep xuat khau hinh anh 3

Vùng trồng cà rốt theo quy trình VietGAP ở xã Đức Chính (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương). Ảnh: Minh Huệ 

Để có được những củ cà rốt to đẹp, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, người dân Đức Chính đã phát triển các vùng trồng chuyên canh tập trung, áp dụng chăm sóc, bón phân theo quy trình VietGAP, GlobalGAP.

Báo NTNN giới thiệu với bà con một số kỹ thuật trồng cà rốt của nông dân xã Đức Chính.

Thời vụ gieo trồng

Cà rốt được gieo trồng từ tháng 8 đến đầu tháng 2 năm sau; thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau; và có thể phân ra thành 3 trà: Trà sớm gieo hạt từ đầu tháng 8 - 15/10, cho thu hoạch từ tháng 11. Trà chính vụ gieo hạt từ: 16/10 -15/12, thu hoạch quanh tết âm lịch. Trà muộn gieo hạt từ 16/12 đến 30/1 năm sau, thu hoạch đến tháng 5.

Chọn giống

Có rất nhiều giống, tuy nhiên hiện nay nông dân tại 2 xã Cẩm Văn và Đức Chính (huyện Cẩm Giàng) và các vùng phụ cận trồng chủ yếu 2 giống cà rốt lai Super VL-444 F1 và Ti-103 (Nhật Bản). Giống này có thời gian sinh trưởng từ 100-130 ngày. Năng suất trung bình đạt 1,5 tấn/sào, cao hơn có thể đạt 3 tấn/sào.

Kỹ thuật làm đất

Nên chọn đất thịt nhẹ, đất cát pha hoặc đất phù sa để trồng cà rốt. Dọn sạch cỏ dại, sau đó cày bừa đất kỹ, phay nhỏ, san phẳng rồi lên luống. Sau khi san phẳng mặt luống, kẻ 3 hàng trên mặt luống theo chiều dọc và sâu khoảng 5cm, hàng cách hàng từ 13 - 15cm. (Nếu gieo bằng máy thì máy tự kẻ hàng).

Phân bón

Sử dụng phân chuồng, phân gà, phân bắc đã ủ mục; liều lượng từ: 4 - 6 tấn/ha hoặc 1,5 - 2,2 tạ/sào; có thể thay thế phân chuồng bằng phân hữu cơ vi sinh; phân lân (supe Lâm Thao): 25 - 30kg/sào; đạm urê (40%): 6 - 8kg/sào; kali (60%): 5 - 6kg/sào. Có thể dùng phân NPK-S Lâm Thao để bón thay thế cho phân đơn.

Cà rốt là cây lấy củ nên cần bón phân sớm, bón tập trung và bón cân đối; hạn chế bón đạm, nhất là bón đạm muộn; không nên phun các chất kích thích sinh trưởng. Cách bón và liều lượng bón (xem bảng).

Lưu ý bón thúc lần 1 khi cây có lá thật (xoay lá); bón thúc lần 2 sau khi tỉa cây sơ bộ (khi cây có 3-4 lá thật); bón thúc lần 3 sau khi tỉa định cây lần cuối (rễ đã phát triển to bằng que đan). Bón thúc lần 4 sau khi củ đã hình thành (bón kali từ: 3-4kg/sào), hoặc chỉ bón (tưới) dặm những chỗ cây có biểu hiện thiếu đạm.

Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh

Khi mới gieo hạt, cần phủ một lớp rơm, rạ mỏng trên mặt luống nhằm hạn chế đất bị đóng váng. Tưới nhẹ bằng vòi sen, tưới phun mưa hoặc thùng doa; đảm bảo cho độ ẩm của đất từ 84-90% để cho cây mọc đều và phát triển tốt. Nếu ruộng có tỷ lệ cát cao, thời tiết hanh khô thì phải tưới hàng ngày.

Giai đoạn cây con từ 3 lá đến tỉa định cây lần cuối: Áp dụng phương pháp tưới rãnh.

Giai đoạn phát triển củ cho đến trước khi thu hoạch: Duy trì độ ẩm đất khoảng từ: 60-75%. Không được tưới rãnh, không tưới quá ẩm, khi có mưa ruộng phải thoát nước và cũng không được để ruộng quá khô.

* Thuốc trừ cỏ: Sau khi gieo hạt, phủ rơm - rạ, tưới nước từ 1 - 3 ngày cho bề mặt đất ổn định mới phun thuốc trừ cỏ. Sử dụng thuốc với liều lượng theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Đặc biệt lưu ý, khi hạt cà rốt đã mọc thì không được sử dụng thuốc trừ cỏ nữa.

* Phòng trừ sâu, bệnh: Cây cà rốt có rất nhiều đối tượng sâu, bệnh (dịch hại) gây hại. Để phòng trừ các đối tượng dịch hại trên, nông dân nên sử dụng những loại thuốc đặc hiệu, ít độc, thân thiện với môi trường.

Thiên Hương/http://danviet.vn/
X
em bài viết gốc tại đây!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 253


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 490074

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70717389