04:48 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân “điên” trở thành chủ thương hiệu gạo sạch

Thứ tư - 23/11/2016 21:29
Bắt đầu với mô hình nông nghiệp sạch còn quá xa lạ với người dân trồng lúa, Võ Văn Tiếng bất chấp khó khăn để sản xuất nông sản theo hướng đi riêng.

Võ Văn Tiếng (sinh năm 1991) quê tại Hồng Ngự, Đồng Tháp táo bạo tìm cách sản xuất lúa sạch không sử dụng thuốc trừ sâu hay bất kỳ loại phân bón hóa học nào.

Từ anh nông dân “điên”…

Võ Văn Tiếng, chàng thanh niên trẻ, sinh ra trong gia đình thuần nông, đông con, từ nhỏ đã gắn bó với đồng ruộng. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về quê, Võ Văn Tiếng tiếp tục công việc đồng áng. Băn khoăn trước câu hỏi, hàng năm mỗi hộ gia đình phải sử dụng hàng tấn phân hóa học, thuốc trừ sâu, gạo sản xuất ra liệu có sạch? Chàng trai 9x nảy ra ý định trồng lúa sạch, không có bất kỳ tác động nào của hóa chất với tham vọng sản xuất ra lúa sạch 100% phục vụ người tiêu dùng.

 

nong dan dien tro thanh chu thuong hieu gao sach hinh 1
Võ Văn Tiếng khởi nghiệp với mô hình trồng lúa sạch. (Ảnh NVCC)
Tiếng kể, những ngày đầu tiên, khi gia đình, làng xóm nghe về ý tưởng này, mọi người đều cho là không tưởng, thậm chí có người còn bảo Tiếng bị điên. Bất chấp sự nghi ngờ, phản đối, rèm pha của mọi người xung quanh, Võ Văn Tiếng vẫn quyết tâm làm nông nghiệp mới, theo phương pháp hữu cơ. Bắt đầu từ con số không, không ruộng đất, không vốn, chỉ có mẹ Tiếng thương con nên đành liều “dúi” vào tay con vài hecta ruộng đất để khởi nghiệp.

 

Vụ mùa đầu tiên, năng suất lúa thu về chỉ bằng khoảng 60% năng suất lúa được trồng theo cách làm cũ. Không nản chí, Võ Văn Tiếng miệt mài tìm ra những cách mới để tăng năng suất. Tiếng chịu khó quan sát, có những ngày ăn ngủ ngoài ruộng để hiểu về quá trình phát triển của lúa, phát hiện ra thời điểm lúa hay phát sinh sâu bệnh. Từ đó chàng trai 9x tìm ra những loại thiên địch để trừ sâu.

Tiếng nhận thấy những con rầy nâu bay đi sẽ để lại trứng trên thân lúa. Và những ấu trùng đó sẽ sinh ra rầy nâu con. Thiên địch của rầy chính là cá. Hễ rầy xuống nước là cá chờ sẵn, ăn hết. Vậy là chàng trai này canh thời tiết, chờ khi rầy nâu đẻ là bơm nước vào cho ngập trứng để trứng rầy bị ung, úng không nở được. Tiếng còn thả vịt hay các loại cá như: lòng tong, rô, sặt rằn… vào ruộng để vừa nuôi cá vừa diệt rầy cũng như các mầm bệnh, sâu đục thân, rầy lửa, ốc bươu vàng… giúp cây lúa phát triển tốt.

Mô hình trồng lúa của Tiếng được trồng cùng cánh đồng với những hộ khác theo phương pháp thông thường, Tiếng bảo vệ lúa khỏi tác động của thuốc sâu từ những ruộng lân cận bằng cách tạo ra “hàng rào” cỏ. Tiếng trồng loại cỏ thân cứng, cao quá đầu người trên bờ ruộng để cản thuốc trừ sâu, vừa dùng làm thức ăn cho cá.

Khởi nghiệp với cách làm mới, không chỉ khó khăn về kỹ thuật, vốn ban đầu, mà Tiếng còn phải đối mặt với sự nghi ngờ của gia đình, dù vậy chàng thanh niên trẻ vẫn quyết tâm theo đuổi ý tưởng. Tiếng chia sẻ: “Thành quả làm ra chính là minh chứng cho việc mình không điên, nói được làm được”. Gặp không ít khó khăn, chàng trai 9x khi khởi nghiệp năm 2015 khi mới chỉ 23 tuổi, bất chấp tất cả để thực hiện đến cùng. Khi được hỏi lý do chọn cách làm có phần mạo hiểm, Tiếng chia sẻ: “Đây là hướng đi mới, thay vì đi theo con đường có sẵn, tại sao không  tự mở ra một con đường mới. Nếu làm nông nghiệp theo hướng trước đây vẫn phải sử dụng các chất hóa học, mình muốn làm theo cách mới để tạo ra sản phẩm an toàn hơn và hoàn toàn tự nhiên”.

…đến chủ thương hiệu gạo sạch

Không sử dụng các chất hóa học vô cơ, năng suất lúa thấp hơn so với mức trung bình, đã vậy Tiếng lại không làm 3 vụ như trước kia mà để trống một vụ để đất được nghỉ ngơi, lấy lại dưỡng chất. Thật bất ngờ, với cách làm này, đến vụ thứ 2 năng suất lúa đã tăng hẳn.

Bài toán về sản lượng lúa đã được giải quyết, nhưng việc tiêu thụ ra sao thì lại không phải chuyện dễ. Lúa của Võ Văn Tiếng trồng theo phương pháp mới, năng suất thấp hơn, nhưng chất lượng gạo cao hơn phương pháp thông thường. Nếu bán với giá thị trường cho các lái buôn có lẽ mô hình của anh nông dân “điên” sẽ thất bại ngay khi vừa mới bắt đầu. Mạnh dạn tự tìm cách tiêu thụ gạo tại các chợ đầu mối ở Đồng Tháp, rồi tìm lên tận TP Hồ Chí Minh, Tiếng nghĩ mình phải là người quyết định đường đi cho hạt gạo của mình chứ không qua tay thương lái trung gian. Tiếng lấy tên thương hiệu gạo sạch là Tâm Việt, tức tấm lòng dành cho người Việt, hay tấm lòng của người Việt.

Những ngày đầu, gạo của Tiếng chủ yếu được tiêu thụ ở địa bàn lân cận khi mọi người đã biết về mô hình trồng lúa sạch. Nhưng đến nay, sau hơn một năm phát triển, thương hiệu gạo Tâm Việt đã có mặt ở hầu khắp các cửa hàng tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và ra cả Hà Nội. Bán với giá cao gấp đôi giá gạo bình thường, nhưng vẫn cung không đủ cầu, do đó thu nhập của chàng trai 9x cũng không hề nhỏ.

Một tay gánh vác tất cả, từ việc sản xuất đến phân phối, tiêu thụ sản phẩm, Tiếng trở thành ông chủ của thương hiệu gạo cao cấp. Tiếng chia sẻ, những ngày đầu anh cũng trải qua không ít khó khăn, từ một người nông dân chân chất, không một chút kiến thức nào về kinh doanh, tiếp thị, Tiếng phải tự mày mò tất cả để làm. Tiếng nghiên cứu thị trường, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và tự định giá sản phẩm khi tung ra thị trường.

Đến nay đã quen với cả việc kinh doanh và sản xuất, Tiếng hy vọng có thể làm tốt hơn nữa, mở rộng quy mô, hướng dẫn thêm nhiều hộ gia đình đi theo và thành công với mô hình này. Hiện nay Tiếng đã nhận được nhiều sự ủng hộ của mọi người xung quanh: “Đến giờ thì tôi không còn bị gọi là điên nữa”, Tiếng cười. Ngoài Võ Văn Tiếng, trang trại Tâm Việt hiện nay có 10 người khác cùng làm với Tiếng, tất cả đều là cử nhân đại học. Trong số 10 người có 5 người học về nông nghiệp, số còn lại học về kế toán, tài chính. Tiếng cho biết có nhiều bạn trẻ sau khi đi làm trên thành phố một thời gian lại tình nguyện trở về đồng ruộng để cùng làm lúa sạch với Tiếng.

Hỏi về ý định phát triển gạo Tâm Việt, Võ Văn Tiếng chia sẻ, anh muốn cung cấp rộng rãi gạo khắp cả nước để người Việt có thể sử dụng gạo sạch, đảm bảo sức khỏe./.

Theo Nguyễn Trang/VOV.VN


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 287


Hôm nayHôm nay : 45402

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 418229

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73465200