Theo ông ông Lê Văn Biết (61 tuổi, Châu Thành, Long An), gia đình ông trồng hơn 2.500 m2 thanh long đã 20 năm nay. Hai năm trước, ông tình cờ phát hiện một gốc thanh long ruột trắng có nhánh và trái màu vàng tươi. Gia đình ông thấy lạ nên đem nhân giống ra 116 gốc.
Theo tính toán của chủ vườn, bình quân 1.000 m2 thanh long ruột trắng với khoảng trên 100 gốc cho lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, chỉ trong đợt này, số thanh long cho trái vàng được bán với giá cao gấp 5 lần.
Thanh long vỏ vàng cũng có ruột màu trắng nhưng ngọt hơn và có thể neo trái trên cây hàng tháng trời mà không bị hư hại như loại thường. Ảnh: Dân Việt |
Thanh long vỏ vàng cũng có ruột màu trắng nhưng ngọt hơn và có thể neo trái trên cây hàng tháng trời mà không bị hư hại như loại thường. Loại này lúc trái non có màu vàng nhạt và vàng xanh, nhưng khi chín sẽ ngả hẳn sang vàng tươi.
Ông Lê Phước Sách, Chi cục trưởng Trồng trọt - Bảo vệ thực vật Long An cho biết, hiện Viện Cây ăn quả miền Nam đã đến khảo sát và nghiên cứu đối với diện tích thanh long cho trái màu vàng của gia đình ông Biết.
Ông Sách nói, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh cũng xuất hiện một số loại thanh long có quả màu vàng nhưng chủ yếu người dân dùng để chưng ngày lễ, Tết, chưa có việc trồng đại trà với diện tích lớn.
"Cũng chưa thể khẳng định đây là thanh long đột biến, vì một số quốc gia khác đã có loại thanh long có quả màu vàng tương tự", ông Sách nói.
Theo Chi cục trưởng Trồng trọt - Bảo vệ thực vật Long An, hiện nay thanh long chủ yếu xuất đi Trung Quốc, ngoài việc dùng để ăn, họ xem màu đỏ quả này là sự may mắn. Vì vậy, ngành chức năng không khuyến khích người dân đổ xô trồng giống thanh long cho trái màu vàng.
Tại vườn thanh long nhà ông Biết các thương lái đến tận nơi hỏi mua với giá gần 9 triệu đồng mỗi gốc. "Sau khi ký hợp đồng mua độc quyền, phía công ty còn yêu cầu gia đình tôi nếu phát hiện cây nào đột biến mới báo cho họ đến tiếp tục thu mua", ông Biết nói.
Kiều Trang (T/h)/ ĐSPL
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn