00:51 EDT Thứ ba, 01/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân liệu có thể làm giàu bằng du lịch?

Thứ hai - 30/07/2018 20:36
Thời gian gần đây, An Giang được xem là một trong những địa phương phát triển du lịch mạnh nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Từ những lợi thế về du lịch và tiềm năng nông nghiệp, An Giang xác định nông nghiệp và du lịch là hai mũi nhọn, phát triển theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh và xây dựng nền kinh tế xanh.


Từ những nền tảng vững chắc

An Giang là một trong những vùng đất đầy tiềm năng khi được thiên nhiên ban tặng dãy Thất Sơn huyền bí cùng hệ thống sông ngòi, kênh rạch mang đậm phù sa của vùng Mê Công trù phú. Chính sự hấp dẫn từ cảnh quan, di tích đánh thức sự tò mò của du khách khám phá vùng Thất Sơn ngày càng đông.

Phát huy tiềm năng thế mạnh sẵn có, những năm qua, An Giang từng bước đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm du lịch tạo nên sự khác biệt với các tỉnh, thành phố trong khu vực bằng các công trình quy mô, như: Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm được sách kỷ lục châu Á ghi danh; hệ thống cáp treo núi Cấm; du lịch sinh thái nông nghiệp, homestay…

Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch của nông dân Hồ Tấn Phong, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Từ sự nỗ lực của toàn ngành đã gặt hái được những thành công nhất định, khách du lịch đến An Giang tăng trưởng với tốc độ ổn định. Bình quân mỗi năm, hơn 7 triệu lượt khách tham quan, du lịch, lượng khách quốc tế do các doanh nghiệp lưu trú, lữ hành phục vụ gần 20.000 lượt. Ông Phạm Thế Triều, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, cho biết: “Hoạt động du lịch ở An Giang đã có bước phát triển tích cực, bước đầu hình thành và phát triển các loại hình du lịch, như: Tâm linh, sinh thái, cộng đồng và du lịch nông nghiệp gắn với các khu-điểm du lịch trọng điểm của tỉnh. Cùng với đó, nhận thức về phát triển du lịch của các cấp, ngành, địa phương từng bước được nâng lên, trong đó có sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế và cộng đồng địa phương đầu tư phát triển du lịch, với nhiều dịch vụ mới được đầu tư, nâng cấp”.

Tập trung phát triển mô hình du lịch nông nghiệp

Tận dụng lợi thế kinh tế vườn, thắng cảnh thiên nhiên, văn hóa-lịch sử, món ăn đặc sản… Hội Nông dân tỉnh An Giang đã phối hợp với tổ chức Nông dân Hà Lan Agriterra thí điểm triển khai mô hình du lịch nông nghiệp trên địa bàn một số xã điểm của tỉnh, như: Mỹ Hòa Hưng (TP Long Xuyên), Tân Trung (Phú Tân) và xã Văn Giáo (Tịnh Biên). Để thúc đẩy mô hình phát triển, tỉnh đã quy hoạch, triển khai nhiều dự án đầu tư cho phát triển du lịch nông nghiệp, như: Dự án phát triển mạng lưới các điểm, tuyến du lịch sinh thái và nông thôn mới Cù lao Mỹ Hòa Hưng; đề án xây dựng điểm, tuyến du lịch đường sông An Giang (làng cá bè, cù lao, kênh đào)… việc phát triển loại hình du lịch nông nghiệp gắn với tín ngưỡng, lễ hội được đưa vào quy hoạch như một chương trình ưu tiên trọng điểm. Bên cạnh đó, các chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển nông nghiệp du lịch và công tác đào tạo đội ngũ làm du lịch cũng được quan tâm...

An Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng lợi thế về du lịch nông nghiệp

Kinh doanh du lịch nông nghiệp có thể nói là hình thức khá xa lạ với người nông dân từ trước đến nay, thế nhưng khi bắt đầu triển khai tại An Giang, mô hình này đã thu được nhiều kết quả tích cực. Thu nhập hộ nông dân tăng từ 5 triệu đồng/tháng lên 12-15 triệu đồng/tháng. Tính đến nay, đã có 15/156 xã, phường, thị trấn trong tỉnh được chọn tham gia dự án gắn với các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử. Ông Tôn Thất Đính (ngụ tại ấp Mỹ An 2, xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) là một trong những hộ gia đình tham gia mô hình du lịch nông nghiệp đầu tiên của tỉnh, chia sẻ: “Kinh doanh du lịch nông nghiệp có nhiều cái hay, trong đó cái hay lớn nhất là vẫn gắn bó với nghề nông không chỉ quảng bá, học hỏi văn hóa, phong tục tập quán của du khách mà còn thêm thu nhập cho gia đình. Kinh doanh du lịch là cả nhà cùng làm, cả địa phương cùng hưởng”.

Với mục tiêu đưa du lịch phát triển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đến năm 2020, ngành du lịch đón 10,1 triệu lượt khách, tỷ trọng đóng góp trực tiếp của ngành du lịch trong GRDP của tỉnh An Giang là 8,8% vào năm 2020, thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền tỉnh An Giang tập trung đẩy mạnh sự liên kết chặt chẽ giữa các bên trong mô hình phát triển du lịch nông nghiệp (bà con nông dân, doanh nghiệp lữ hành, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, nông nghiệp, thương mại), có kế hoạch quảng bá, xây dựng thương hiệu, bản đồ du lịch nông nghiệp… tạo ra những sản phẩm du lịch nông nghiệp có chất lượng, tính chuyên nghiệp cao, đưa du lịch nông nghiệp phát triển bền vững và lâu dài.

Tác giả bài viết: THÚY AN - TRƯỜNG GIANG

Nguồn tin: www.qdnd.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: du lịch

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 200

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 197


Hôm nayHôm nay : 121

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 25053

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68672669