03:47 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân mở thư viện đọc sách miễn phí giúp học trò nghèo

Thứ tư - 26/04/2017 10:31
Thương học trò ở thôn quê không có sách, báo đọc nên không ít người dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bỏ công sức, tiền bạc mở thư viện sách ngay tại nhà để “phục vụ” miễn phí niềm đam mê đọc sách cho các em…

Hằng ngày, vào tầm 16-19h, căn nhà của ông Trương Văn Hào (71 tuổi, ở thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền) lại rộn ràng tiếng cười nói khi có rất đông các em học sinh đến đây đọc sách sau giờ tan trường. 

Kể về quá trình hình thành thư viện sách mini của gia đình, ông Hào cho biết, do có niềm đam mê đọc sách nên ông thường được bạn bè tặng rất nhiều sách. Năm 2014, ông còn được một đơn vị ở TP Hồ Chí Minh tài trợ 300 cuốn sách với đủ thể loại. 

“Thấy học sinh ở vùng quê thường thiếu sách để đọc, trong khi các đầu sách trong gia đình rất hợp với lứa tuổi các em học sinh, đặc biệt là các cuốn sách bổ ích dạy về cách học Toán giỏi, bồi dưỡng ngoại ngữ Anh văn, hoặc giáo dục nhân cách con người nên tui đã nghĩ đến việc mở một thư viện miễn phí để giúp các cháu học sinh có nơi đọc sách...”, ông Hào kể.

Và thư viện đọc miễn phí của ông Hào ra đời; mỗi ngày, sau giờ chăm bẵm ruộng vườn, lão nông này lại dành thời gian sắp xếp lại các đầu sách, kiểm tra sổ ghi chép và dọn bàn ghế đón tiếp các em học sinh đến đọc sách.

Tiếng lành đồn xa, từ một vài học sinh, đến nay cứ mỗi buổi chiều có hàng chục em kéo đến nhà ông Hào để đọc sách. Nhiều nông dân ở xã cũng tìm đến nhà lão nông này để mượn các cuốn sách hướng dẫn về kỹ thuật trồng rau màu, trồng mía, chăn nuôi trâu bò... để nâng cao kiến thức phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Thư viện sách của ông Trương Văn Hào (người đứng) có rất đông học sinh đến đọc sách hằng ngày.

Nhận xét về thư viện sách của ông Hào, thầy giáo Phan Văn Kiên, Trường Tiểu học Quảng Phú, nói: “Mặc dù thư viện nhà trường có rất nhiều sách, báo, nhưng học sinh vẫn thường kéo đến nhà ông Hào rất đông để đọc sách chứng tỏ ở đây có nhiều loại sách hay lôi cuốn các em. Bản thân tôi cũng thường đến thư viện của ông Hào mượn sách đọc nên tôi cùng các thầy cô giáo nhà trường đánh giá rất cao về mô hình thư viện sách giúp học sinh của gia đình ông Hào”.

Ngoài ông Hào, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế còn có hàng chục thư viện sách tư nhân được lập nên ở các vùng nông thôn bởi những người yêu sách, giúp hàng ngàn học sinh nghèo có nơi để đọc sách, nghiên cứu tài liệu...

Mô hình thư viện sách miễn phí và những việc làm thiết thực giúp học sinh nghèo của ông Châu, ông Hào được chính quyền địa phương và Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế đánh giá cao khi đã góp phần cùng nhà trường tiếp sức cho các em học sinh theo đuổi ước mơ bằng con chữ.

Theo Anh Khoa/ CAND
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 210

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 209


Hôm nayHôm nay : 29718

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1289545

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71516860