07:30 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp Hà Nội một năm vượt khó đầy ấn tượng

Thứ bảy - 28/01/2017 11:04
Lần đầu tiên, 10 tấn nhãn muộn của Hà Nội đã đủ điều kiện xuất khẩu sang Malaysia, mở đường cho nhiều trái cây đặc sản khác của Hà Nội tiếp cận thị trường quốc tế.

 

Nhãn muộn của Hà Nội đã đủ điều kiện xuất khẩu sang Malaysia. Ảnh minh họa: Lê Hữu Quyết/TTXVN

Lần đầu tiên, 10 tấn nhãn muộn của Hà Nội đã đủ điều kiện xuất khẩu sang Malaysia, mở đường cho nhiều trái cây đặc sản khác của Hà Nội tiếp cận thị trường quốc tế. Với kết quả ấn tượng này đã trở thành điểm sáng của ngành nông nghiệp Hà Nội trong năm 2016 khi hướng tới đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao. 

*Tăng trưởng ấn tượng 

Hà Nội là thành phố lớn với dân số hơn 10 triệu người, nhu cầu tiêu dùng lương thực thực phẩm rất cao. Với vị thế là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, Hà Nội vừa phải chỉ đạo quyết liệt phát triển đô thị, vừa phải quan tâm sản xuất nông nghiệp với diện tích đất canh tác lớn và dân số ở nông thôn đông. Do đó, kết quả đạt được trong năm 2016 của ngành nông nghiệp Hà Nội là rất đáng ghi nhận, thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm lớn của chính quyền và nhân dân Thủ đô. 

Năm 2016, ngành nông nghiệp Hà Nội phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do rét đậm, rét hại diễn ra, gây thiệt hại rất lớn về sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm, mặc dù ngành nông nghiệp cả nước rơi vào tình trạng tăng trưởng âm thì sản xuất nông nghiệp của Hà Nội đạt mốc tăng trưởng 2,1% so với cùng kỳ năm trước. 

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, đến nay Hà Nội đã phê duyệt 37 dự án xây dựng hạ tầng cơ sở cho vùng trồng rau an toàn. Hà Nội hiện có 12.000 ha để canh tác rau tập trung, đạt sản lượng gần 600.000 tấn/năm với hơn 40 chủng loại rau khác nhau, đáp ứng được 60% nhu cầu rau xanh của toàn thành phố. Đáng chú ý, với trên 5.000ha RAT, Hà Nội được đánh giá là một trong những địa phương có diện tích sản xuất RAT lớn nhất cả nước, giá trị sản xuất rau đạt 300 triệu đồng/ha/năm đến 500 triệu đồng/ha/năm; trong đó, có 1.200 ha đạt 1 tỷ đồng/ha/năm.. 

Bên cạnh đó, Đề án cây ăn quả giá trị kinh tế cao cũng cán đích, một lần nữa khẳng định thế mạnh về nhiều trái cây đặc sản của Thủ đô khi các mô hình trồng cam Canh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn… cho hiệu quả ngày càng cao, từ 400 triệu đồng/ha đến 500 triệu đồng/ha. Đặc biệt, năm 2016, lần đầu tiên 10 tấn nhãn muộn của Quốc Oai và Hoài Đức đã đủ điều kiện xuất khẩu sang Malaysia, mở đường cho nhiều trái cây đặc sản khác của Hà Nội tiếp cận thị trường quốc tế, trong đó có cả những thị trường khó tính. 

Ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, hiện nay, Hà Nội đã hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn ngoài khu dân cư. Đến nay, Hà Nội đã phát triển được 76 xã chăn nuôi trọng điểm, bao gồm 15 xã chăn nuôi bò sữa, 19 xã chăn nuôi bò thịt, 13 xã chăn nuôi lợn, 29 xã chăn nuôi gia cầm và 3.232 trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. 

Trong nông nghiệp, Hà Nội đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất tới chế biến, bảo quản, tiêu thụ; trong đó, có sự “bắt tay” chặt chẽ giữa nông dân với doanh nghiệp và vai trò "bà mối" của cơ quan quản lý nhà nước. Sự chủ động phương án sản xuất, tích cực bám sát đồng ruộng, tháo gỡ khó khăn của ngành nông nghiệp Thủ đô cũng như các huyện, thị xã đã trở thành yếu tố quan trọng giúp cho ngành có được trái ngọt trong bối cảnh đầy khó khăn. Kết quả, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trong năm 2016 của Thủ đô ước đạt 46.445 tỷ đồng, tăng 2,2% so với năm 2015. Mức tăng trưởng này được đánh giá là ấn tượng hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước (1,2%). 

*Chú trọng mô hình công nghệ cao 

Năm 2017 là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội làn thứ XVI và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2016-2020), trong bối cảnh những khó khăn thách thức được dự báo vẫn chưa giảm hơn so với năm 2016, ngành nông nghiệp Hà Nội tiếp tục thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu như giá trị của ngành nông nghiệp tăng từ 3,5% đến 4%, giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản/ha đất nông nghiệp đạt 239 triệu đồng, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; trong đó, có 40% đạt theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, tăng thêm 22 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới... 

Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh minh họa: Duy Khương -TTXVN

Để thực hiện được mục tiêu trên, trong năm 2017, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tập trung chỉ đạo, thực hiện mạnh mẽ tái cơ cấu, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất, tạo được chuyển biến rõ rệt hơn trên thực tiễn. 

Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, để có thể cạnh tranh hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp. Lấy tổ chức lại sản xuất làm cơ sở, ứng dụng khoa học công nghệ làm đột phá, lấy thị trường làm tiền đề và mục tiêu. Nông nghiệp Thủ đô sẽ tập trung tổ chức lại sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết, làm cơ sở để thúc đẩy việc ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất và biến khoa học, công nghệ trở thành “chìa khóa vàng” cho sự phát triển bền vững. 

Mặt khác, nông nghiệp Hà Nội có đặc thù rất riêng là phát triển ngay trong lòng Thủ đô. Do đó, nền nông nghiệp phải có tầm thế khác, phải là nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao. Phát triển nông nghiệp gắn với các khu đô thị sinh thái, hình thành các vùng chuyên canh tập trung. Nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên nhiều sản phẩm; khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình kinh tế hợp tác, doanh nghiệp nông nghiệp; phát triển mạnh công nghiệp bảo quản, chế biến nông sản có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao. 

Với vai trò là nền tảng và giúp thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định, ngành nông nghiệp Hà Nội cần hướng đi mới để phát triển. Thành phố đã phê duyệt Chương trình “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016-2020” và Kế hoạch “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố Hà Nội theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016-2020”. 

Theo đó, định hướng, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại và nông nghiệp đô thị sinh thái, góp phần tạo cảnh quan môi trường, thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, hài hòa và bền vững môi trường, từng bước thích nghi với biến đổi khí hậu; đồng thời, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh, các vành đai xanh, các tuyến nông nghiệp sinh thái và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…/. 

Theo PV/ TTXVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 235


Hôm nayHôm nay : 37197

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1297024

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71524339